backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Pellagra

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/03/2020

    Pellagra

    Tìm hiểu chung

    Bệnh Pellagra là gì?

    Pellagra thường xảy ra khi mức niacin (vitamin B3) trong cơ thể thấp. Đặc trưng của bệnh gồm mất trí nhớ, tiêu chảy, viêm da. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tử vong.

    Triệu chứng

    Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh Pellagra là gì?

    Thiếu hụt niacin thường biểu hiện rõ ở các bộ phận cơ thể có tỷ lệ thay đổi tế bào cao, chẳng hạn như da hoặc đường tiêu hóa. Do đó, các triệu chính của bệnh là mất trí nhớ, tiêu chảy và viêm da.

    Viêm da do Pellagra thường gây phát ban ở mặt, môi, bàn chân và bàn tay. Ở một số người, phát ban có thể xuất hiện ở cổ.

    Các triệu chứng khác của viêm da bao gồm:

    • Da đỏ, bong tróc
    • Các khu vực da đổi màu, từ đỏ sang nâu
    • Da dày, có vảy hoặc nứt nẻ
    • Da ngứa hoặc rát

    Trong một số trường hợp, các dấu hiệu thần kinh của bệnh Pellagra sẽ xuất hiện sớm, nhưng rất khó xác định. Khi bệnh tiến triển, bạn sẽ có các dấu hiệu của sa sút trí tuệ, như:

    • Thờ ơ với mọi việc
    • Trầm cảm
    • Nhầm lẫn, khó chịu hoặc thay đổi tâm trạng
    • Đau đầu
    • Bồn chồn hoặc lo lắng
    • Có ảo giác
    • Mất phương hướng

    Ngoài ra, bạn cũng có các dấu hiệu khác của bệnh Pellagra như:

    • Vết loét trên môi, lưỡi hoặc nướu
    • Giảm sự thèm ăn
    • Gặp khó khăn khi ăn hoặc uống
    • Buồn nôn và nôn

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân gây bệnh Pellagra là gì?

    Có hai dạng Pellagra là Pellagra nguyên phát và Pellagra thứ phát.

    Nguyên nhân gây bệnh Pellagra nguyên phát là do chế độ ăn ít niacin hoặc tryptophan – có thể chuyển hóa thành niacin trong cơ thể.

    Pellagra thứ phát xảy ra khi cơ thể không thể hấp thụ niacin do:

    • Nghiện rượu
    • Rối loạn ăn uống
    • Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống co giật và thuốc ức chế miễn dịch
    • Các bệnh về đường tiêu hóa, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng
    • Xơ gan
    • U carcinoid
    • Bệnh Hartnup

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán Pellagra?

    Pellagra có thể khó chẩn đoán vì nó gây ra một loạt các triệu chứng. Thêm vào đó, không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán thiếu niacin.

    Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra bất kỳ vấn đề về đường tiêu hóa, phát ban hoặc trạng thái tinh thần của bạn. Bạn cũng có thể được làm xét nghiệm nước tiểu.

    Trong nhiều trường hợp, bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách xem các triệu chứng của bạn có đáp ứng với chất bổ sung niacin hay không.

    Những phương pháp nào giúp điều trị Pellagra?

    Bác sĩ điều trị Pellagra nguyên phát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung niacin hoặc nicotinamide (một dạng khác của vitamin B3). Bạn cũng có thể được tiêm tĩnh mạch nếu chế độ ăn không cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết. Nếu điều trị sớm, nhiều người sẽ hồi phục hoàn toàn và bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vài ngày. Tình trạng da có thể cải thiện trong vài tháng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh thường gây tử vong sau 4 hoặc 5 năm.

    Điều trị bệnh Pellagra thứ phát thường tập trung vào giải quyết nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh cũng đáp ứng tốt với việc dùng niacin hoặc nicotinamide dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

    Trong quá trình phục hồi, điều quan trọng là bạn bảo vệ các vết phát ban luôn âm và tránh ánh nắng bằng cách dùng kem chống nắng.

    Nếu không được điều trị, bệnh Pellagra có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, đặc biệt là trong não, các vết loét da có thể bị nhiễm trùng.

    Phòng ngừa

    Làm sao để phòng ngừa Pellagra?

    Để phòng ngừa bệnh, bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ, gồm các thực phẩm có chứa niacin hoặc tryptophan, như men dinh dưỡng, trứng, cám, đậu phộng, thịt, thịt gia cầm, cá có thịt đỏ, ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc tăng cường), các loại đậu và hạt.

    Mức bổ sung niacin hàng ngày cho từng đối tượng như sau:

    • Trẻ sơ sinh: 5-6mg
    • Trẻ em: 9-13mg
    • Người lớn: 13-20mg
    • Phụ nữ có thai: 17mg
    • Phụ nữ cho con bú: 20mg.

    Mức bổ sung tối ưu là 20-30mg mỗi ngày.

    Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong giai đoạn hoạt động của bệnh.

    Sau khi phục hồi, bạn vẫn nên tiếp tục chế độ ăn lành mạnh để tránh bệnh tái phát.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/03/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo