Rainbow flag được xem là biểu tượng đặc trưng của cộng đồng LGBTQ+. Lá cờ đặc biệt này còn được gọi tên với nhiều cái tên khác như: lá cờ LGBT, lá cờ cầu vồng, cờ lục sắc,..
Bạn đã thực sự hiểu được hết ý nghĩa của rainbow flag là gì chưa? Hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu ngay sau đây!
Cờ LGBT có ý nghĩa gì?
Nhiều người nhầm lẫn Rainbow Flag – lá cờ cầu vồng là biểu tượng độc nhất của cộng đồng LGBTQ+. Nhưng trên thực tế lá cờ cầu vồng chỉ là một phần của lá cờ tự hào (Pride flag).
Ngoài biểu tượng nổi tiếng là rainbow flag được biết đến rộng rãi, mỗi một xu hướng tính dục lại có một lá cờ khác nhau để thể hiện niềm tự hào và tôn trọng giới tính.
Lá cờ LGBT+ có ý nghĩa gì?
Rainbow Flag là gì? Đây là lá cờ cầu vồng, là biểu tượng cho cộng đồng LGBTQA+ nói chung. Các màu sắc trên rainbow flag cho thấy sự đa dạng của cộng đồng LGBT và các xu hướng tính dục và giới tính của con người.
Ý nghĩa màu sắc của lá cờ LBGT
Lá cờ cầu vồng lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1978 tại lễ kỷ niệm Diễu hành Ngày Tự do cho Người đồng tính ở San Francisco (Mỹ). Ban đầu thiết kế của lá cờ có 8 màu mang ý nghĩa:
- Màu hồng: tình dục
- Màu đỏ: sự sống
- Màu cam: sự chữa lành
- Màu vàng: ánh mặt trời
- Màu xanh lá: tự nhiên
- Màu ngọc lam: nghệ thuật
- Màu chàm: sự hoà thuận
- Màu tím: tâm hồn
- Màu đen và nâu: những người da màu trong cộng đồng LGBT.
Sau nhiều lần được điều chỉnh và sáng tạo, hiện nay rainbow flag được biết đến rộng rãi với 6 màu sắc chủ đạo là: đỏ, cam, vàng, lục, lam và tím.
Tổng hợp ý nghĩa 10 lá cờ Pride Flag đại diện cho các xu hướng tính dục
Bên cạnh Rainbow flag – Lá cờ cầu vồng tượng trưng cho sự đa dạng tính dục và cộng đồng LGBT nói chung, các lá cờ tự hào (pride flag) cũng mang nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt.
1. Cờ Tự hào của Người Vô tính – Asexual Pride Flag
Vô tính hay Asexual là thuật ngữ chung cho bất kỳ ai ít khi hoặc không bị hấp dẫn tình dục đối với người khác thuộc bất kỳ giới tính nào. Cờ tự hào vô tính bao gồm bốn sọc ngang, mỗi màu sắc là mang một ý nghĩa khác nhau:
- Màu đen: Người vô tính (Asexuality)
- Màu xám: Người bán vô tính (Gray asexuality)
- Màu trắng: Người hữu tính và đồng minh
- Màu tím: Cộng đồng.
2. Lá cờ tự hào của Người Toàn tính – Pansexual Pride Flag
Toàn tính (Pansexual) mô tả người bị thu hút về mặt cảm xúc và tình dục bất kể giới và giới tính. Nói cách khác, việc một người toàn tính bị hấp dẫn không liên quan đến giới tính của đối phương.
Lá cờ LGBT dành cho người toàn tính gồm 3 màu sắc:
- Màu hồng: Thể hiện sự thu hút đối với những người xác định là nữ giới.
- Màu vàng: Thể hiện sự hấp dẫn đối với những giới tính khác mà không phải là nam hay nữ
- Màu xanh lam: Thể hiện sự thu hút đối với những người xác định là nam giới.
3. Lá cờ Đa tính – Polysexual Pride Flag
Người đa tính (Polysexual) bị hấp dẫn về mặt tình dục và tình cảm bởi nhiều giới tính, nhưng không phải tất cả.
Màu sắc và thiết kế của lá cờ dựa trên lá cờ LGBT dành cho người lưỡng tính và liên giới tính. Ý nghĩa màu sắc trong lá cờ đặc biệt này là:
- Màu hồng: Đại diện cho sự hấp dẫn với nữ (hoặc xác định là nữ).
- Màu xanh lá cây: Đại diện cho sự hấp dẫn với những người không thuộc bản dạng giới nam/nữ truyền thống
- Màu xanh lam: Đại diện cho sự hấp dẫn với nam (hoặc xác định là nam).
4. Lá cờ Song tính – Bisexual Pride Flag
Lá cờ Song tính (Bisexual Pride Flag) mô tả nhóm người bị thu hút về mặt cảm xúc, sự lãng mạn và tình dục với người cùng giới hoặc khác giới.
Nếu rainbow flag – cờ cầu vồng là biểu tượng tự hào chung cộng đồng LGBT, riêng với người song tính, lá cờ tự hào của riêng họ cũng đặc biệt ý nghĩa với 3 sắc màu:
- Màu hồng cánh sen tượng trưng cho sự hấp dẫn đồng giới
- Màu xanh hoàng gia tượng trưng cho sự hấp dẫn khác giới
- Màu tím oải hương đại diện cho sự thu hút từ cả hai.
5. Lá cờ Đồng tính nữ – Lesbian Pride Flag
Lá cờ Đồng tính nữ (Lesbian Pride Flag) này được tạo ra để hỗ trợ cộng đồng đồng tính nữ. Với các gam màu đỏ, tím và hồng tượng trưng cho màu sắc nữ tính truyền thống, lá cờ đồng tính nữ là niềm tự hào không kém lá cờ cầu vồng.
- Cam đậm: người không theo chuẩn về giới (gender nonconformity)
- Cam: độc lập
- Cam nhạt: cộng đồng
- Trắng: mối liên hệ đặc biệt với sự nữ tính
- Hồng nhạt: sự bình yên và thanh thản
- Hồng: Tình yêu và tình dục
- Hồng đậm: sự nữ tính
6. Lá cờ Á tính – Demisexual Pride Flag
Lá cờ Á tính (Demisexual) mô tả về một khuynh hướng tình dục chỉ thấy hấp dẫn tình dục sau khi đã hình thành mối quan hệ tình cảm bền chặt. Ngay cả khi có mối liên kết thì cũng chưa chắc người đó có nhu cầu tình dục, nhưng mối liên kết là điều thiết yếu đầu tiên phải có để hấp dẫn tình dục có thể phát triển.
7. Lá cờ Liên giới tính – Intersex Pride Flag
Intersex, liên giới tính/ lưỡng tính mô tả người có các đặc điểm giới tính sinh học (nhiễm sắc thể, tuyến sinh dục, hormone giới tính hoặc bộ phận sinh dục) không trùng khớp với các định nghĩa truyền thống về cơ thể nam hay nữ.
Cờ tự hào của người liên giới tính (Intersex Pride Flag) vô cùng đặc biệt.
- Vàng: đại diện cho những màu không liên quan đến giới tính, ví dụ lam cho nam, hồng cho nữ.
- Vòng tròn tím: không thể phá bỏ và không thể thay đổi, biểu tượng cho sự vẹn toàn, hoàn thiện và tiềm năng.
8. Lá cờ Chuyển giới – Transgender Pride Flag
Lá cờ chuyển giới (Transgender Pride Flag) là một phần không thể thiếu trong lá cờ cầu vồng, rainbow flag của người chuyển giới cũng có lá cờ tự hào của riêng họ. Y nghĩa mày sắc của lá cờ chuyển giới đại diện cho:
- Màu xanh nhạt đại diện cho các bé trai
- Màu hồng nhạt đại diện cho các bé gái.
- Màu trắng đại diện cho: người liên giới tính; người đang chuyển đổi giới tính; người có giới tính trung lập hoặc không xác định.
9. Lá cờ Phi nhị nguyên giới – Genderqueer Pride Flag
Genderqueer (Phi nhị nguyên giới) mô tả những người có nhận thức giới tính (gender identify) không trùng khớp với giới tính nhị phân là nam hoặc nữ.
10. Lá cờ tự hào của Người ủng hộ cộng đồng LGBTQ+
Nếu lá cờ cầu vồng biểu trưng cho niềm tự hào của cộng đồng LGBTQ+ đối với xu hướng tính dục và giới tính của chính họ. Lá cờ “Straight Ally Pride” là đại diện của sự ủng hộ của người dị tính đối với cộng đồng.
Lá cờ này là sự kết hợp hài hòa của lá cờ cầu vồng dưới dạng có hình chữ “a” trên nền sọc đen trắng. Phiên bản rainbow flag này đơn giản nhưng mạnh mẽ.
Những câu hỏi về cộng đồng LGBTQ+
Như vậy bạn đã được lý giải những ý nghĩa xoay quanh rainbow flag và những lá cờ LGBT khác. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về cộng đồng LGBT.
LGBTQ+ có phải là bệnh không?
Nhiều định kiến và kỳ thị cho rằng LGBTQ+, hay đồng tính là bệnh và có thể lây lan. Đây là quan điểm sai lệch và thiếu bằng chứng khoa học.
Thực tế, đồng tính hay những xu hướng tính dục khác thuộc cộng đồng LGBTQ+ không phải là bệnh, không phải là rối loạn tâm thần.
Có thể thay đổi xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của một người không?
Không! Không thể thay đổi xu hướng tính dục và/hoặc bản dạng giới của một người. Nỗ lực thay đổi xu hướng tình dục của ai đó có thể gây ra chấn thương hoặc tổn thương tâm lý.
Tất cả các tổ chức sức khỏe tâm thần đã chính thức bày tỏ quan ngại về các liệu pháp “thay đổi xu hướng tình dục” được quảng bá. Cho đến nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học uy tín nào chứng nhận những liệu pháp thay đổi giới tính hiệu quả và an toàn.
Những chủ đề liên quan về LGBTQ+
- Chuyển giới tính có nguy hiểm không? Thông tin về chuyển giới bạn nên biết
- Pansexual là gì? 101 điều bạn cần biết về toàn tính luyến ái
- LGBT là gì? Bạn đã thật sự hiểu về cộng đồng LGBT?
- Người đồng tính nam quan hệ tình dục như thế nào?
- Cách quan hệ đồng tính nữ an toàn, không đau
Tóm lại, Rainbow Flag (lá cờ cầu vồng) là một phần không thể thiếu trong danh sách pride flag (lá cờ tự hào) của cộng đồng LGBTQ+. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những góc nhìn mới về cộng đồng và tiếp thêm niềm tin, sự ủng hộ và niềm tự hào đối với cộng đồng LGBTQ+.
[embed-health-tool-ovulation]