Câu trả lời là: Không nhất thiết! Thực tế, phẫu thuật chuyển đổi giới chỉ là một lựa chọn.
Không phải tất cả những người chuyển giới đều chọn phẫu thuật để xác định giới tính của họ. Tùy thuộc vào độ tuổi và sở thích, người chuyển giới có thể chọn:
- Liệu pháp hormone để tăng các đặc điểm nam tính hoặc nữ tính. Chẳng hạn như giọng nói, đặc điểm cơ thể (đường cong, cơ bắp, lông, râu,…)
- Thuốc chặn tuổi dậy thì để ngăn người chuyển giới không bước qua giai đoạn dậy thì.
- Liệu pháp giọng nói để điều chỉnh giọng nói hoặc âm điệu của người chuyển giới phù hợp với bản dạng giới của họ.
- Các kỹ năng giao tiếp, chẳng hạn như giới thiệu bản thân bằng các đại từ mà người chuyển giới mong muốn.
Ngoài ra, người chuyển giới cũng có thể chuyển đổi sang giới tính thật của mình mà không cần phẫu thuật thông qua những quy ước xã hội như:
- Đổi tên mới.
- Chọn các đại từ khác nhau.
- Thể hiện bản dạng giới thông qua quần áo và kiểu tóc…
Phẫu thuật xác định lại giới tính

Phẫu thuật xác định lại giới tính, hay phẫu thuật khẳng định giới tính, còn được biết đến phổ biến là phẫu thuật chuyển giới. Mặc dù người chuyển giới không nhất thiết phải thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính vẫn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của nhiều người chuyển giới.
Phẫu thuật khẳng định giới tính mang lại cho người chuyển giới một cơ thể đồng nhất với giới tính của họ. Phẫu thuật chuyển giới có thể liên quan đến các thủ thuật trên mặt, ngực hoặc cơ quan sinh dục. Các lựa chọn phẫu thuật chuyển giới phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật tái tạo khuôn mặt để làm cho các đặc điểm trên khuôn mặt trở nên nam tính hoặc nữ tính hơn.
- Phẫu thuật ngực để loại bỏ mô vú giúp vẻ ngoài nam tính hơn; Hoặc tăng kích thước và tạo hình bầu ngực tăng vẻ ngoài nữ tính hơn.
- Phẫu thuật bộ phận sinh dục để biến đổi và tái tạo lại cơ quan sinh dục.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chuyển giới lựa chọn phẫu thuật xác định giới tính sẽ được hưởng những lợi ích lâu dài về sức khỏe tâm thần.
>> Tìm hiểu thêm: Quá trình chuyển giới diễn ra như thế nào?
Phẫu thuật chuyển giới có nguy hiểm không?
Lựa chọn để trải qua tất cả các cuộc phẫu thuật đều được xem là một quyết định lớn. Như bất cứ cuộc đại phẫu nào khác, phẫu thuật chuyển giới cũng bao gồm những rủi ro. Những rủi ro chung khi phẫu thuật chuyển giới, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục gồm có:
- Chảy máu, tụ máu
- Nhiễm trùng, vết mổ lành chậm
- Chấn thương dây thần kinh
- Nguy cơ gây mê
- Chấn thương đường tiết niệu, kết nối bất thường giữa niệu đạo và da
- Đau đớn khi quan hệ tình dục.
Những rủi ro có thể xảy ra khi phẫu thuật bộ phận sinh dục nữ (chuyển giới nam sang nữ) bao gồm: hẹp âm đạo, âm đạo không đủ độ sâu.
Đối với trường hợp phẫu thuật bộ phận sinh dục nam (chuyển giới nữ sang nam), rủi ro có thể xảy ra bao gồm: cấy ghép mô thất bại, sẹo, nhiễm trùng, hẹp niệu đạo.
Ngoài ra, tùy theo từng tình trạng sức khỏe khác nhau, bác sĩ phẫu thuật có nghĩa vụ giải thích chi tiết những rủi ro liên quan đến phẫu thuật cho bạn. Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu ký vào các mẫu đơn đồng ý để đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ các thủ tục bạn sẽ trải qua và bất kỳ rủi ro hoặc biến chứng tiềm ẩn nào.
>> Đọc thêm: Quan hệ với người chuyển giới: Làm sao để an toàn cho cả hai?
Điều bạn nên biết trước khi thực hiện phẫu thuật
Trước khi có thể tiếp cận phẫu thuật khẳng định giới tính, bạn cần đáp ứng các tiêu chí dưới đây: - Tiền sử không phù hợp giới tính (từ 6 tháng trở lên).
- Có khả năng đưa ra quyết định đầy đủ thông tin.
- Yêu cầu trên 16 tuổi đối với phẫu thuật ngực; trên 18 tuổi đối với phẫu thuật đáy. Ngoại lệ, một số bác sĩ phẫu thuật sẽ phẫu thuật cho những người trẻ tuổi hơn trong những tình huống rất cụ thể.
- Đảm bảo rằng mọi tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần đều được quản lý tốt.
Ngoài ra, một số bệnh viện sẽ yêu cầu bạn cần có xác nhận từ chuyên gia sức khỏe tinh thần trước khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật chuyển giới
Trên thực tế, thời gian khôi phục thay đổi tùy theo quy trình, cách chăm sóc hậu phẫu và thể trạng của từng người. Trung bình thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật là:
- Phẫu thuật má và mũi. Trình trạng sưng kéo dài khoảng 2-4 tuần.
- Phẫu thuật cằm và hàm. Hầu hết các vết sưng sẽ mờ dần trong vòng 2 tuần. Nhưng bạn có thể mất đến 4 tháng để tình trạng sưng tấy biến mất hoàn toàn.
- Phẫu thuật ngực. Tình trạng sưng và đau nhức kéo dài từ 1-2 tuần. Bác sĩ có thể chỉ định bạn tránh hoạt động mạnh trong ít nhất 1 tháng.
- Phẫu thuật cơ quan sinh dục. Hầu hết mọi người cần ít nhất 6 tuần sau khi phẫu thuật để hồi phục. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tái khám hàng tuần với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình trong vài tháng đầu.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng, đối với hầu hết mọi người, phẫu thuật chỉ là một phần của quá trình chuyển đổi. Sau khi phẫu thuật, bạn nên tiếp tục làm việc với nhà trị liệu hoặc chuyên gia tham vấn tâm lý nếu như trước đó bạn mắc chứng muộn phiền giới tính.
Những người chuyển giới hoàn toàn có thể xác định giới tính khác với giới tính sinh học mà họ được chỉ định sẵn khi sinh ra. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về những khái niệm về LGBTIQ+ nói chung và người chuyển giới nói riêng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!