>>> Hãy đọc thêm: Cấy que tránh thai: Hiệu quả, chi phí và cách thực hiện
Hỏi - Đáp với Bác sĩ Nhung: Khi nào que cấy tránh thai phát huy tác dụng sau khi cấy?
Que cấy tránh thai thường sẽ giải phóng thuốc vào cơ thể ngay sau 24h. Tuy nhiên, cũng giống thuốc tiêm tránh thai, phụ thuộc vào thời điểm cấy mà bạn có thể cần hoặc không cần thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ khi quan hệ tình dục, cụ thể: - Trường hợp cấy trong 7 ngày (5 ngày đối với implanon) đầu chu kỳ kinh, hoặc ngay sau phá thai, sẩy thai, hoặc đang dùng biện pháp tránh thai nội tiết (liên tục, đúng cách) bạn không cần dùng thêm biện pháp nào.
- Trường hợp cấy sau 7 ngày ( 5 ngày đối với Implanon) đầu kinh, hoặc đang cho con bú vô kinh, hoặc quá 7 ngày sau phá thai, sẩy thai, bạn cần kiêng quan hệ tình dục hoặc sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp.
5. Sử dụng miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai có kích thước khoảng 20cm2 được dán ở da. Sản phẩm này chứa hormone estrogen và progestin, có hiệu quả ngừa thai trong 7 ngày sau khi dán. Sau đó, bạn cần dán miếng khác ở một vùng da khác.
Ưu điểm
- Tiện lợi, dễ sử dụng, người dùng có thể tự dán và tự tháo
- Không cần phải sử dụng hàng ngày, chỉ cần thay đổi miếng dán sau mỗi tuần để đảm bảo hiệu quả ngừa thai
- Có khả năng điều hòa nội tiết tố và điều hòa kinh nguyệt.
Nhược điểm
- Có thể gây kích ứng da tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da sử dụng miếng dán
- Không phòng ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục
- Không phù hợp với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên và các đối tượng đặc biệt như: đang cho con bú, phụ nữ mắc các bệnh lý do rối loạn nội tiết estrogen.
- Người áp dụng biện pháp tránh thai này có thể gặp phải các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đau ngực, tâm trạng thay đổi thất thường.
>>> Hãy đọc thêm: Miếng dán tránh thai: Công dụng, liều dùng và các tác dụng phụ
Hỏi - Đáp với Bác sĩ Nhung: Uống thuốc kháng sinh có làm ảnh hưởng đến hiệu quả ngừa thai của miếng dán tránh thai không?
Theo các nghiên cứu và đánh giá lâm sàng, hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều không ảnh hưởng đến tác dụng của miếng dán tránh thai. Tuy nhiên, thuốc Rifampicin và Rifabutin thường được dùng trong điều trị lao có thể làm giảm hiệu quả của miếng dán tránh thai hoặc các loại tránh thai nội tiết kết hợp khác như thuốc uống tránh thai hàng ngày kết hợp hay vòng âm đạo…
Ngoài kháng sinh, nếu đang sử dụng một số loại thuốc khác như: Thuốc kháng virus nhóm ức chế protease Ritonavir- booster và một số thuốc chống co giật như: Phenytoin, carbamazepine, barbiturate, primidone, topiramat, oxcarbazepine, lamotrigin… bạn cũng cần chú ý vì có thể gây tương tác, làm giảm tác dụng của thuốc.
6. Đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào buồng tử cung của phụ nữ. Vòng tránh thai có 2 loại. Một loại chứa đồng và một loại chứa progesterone.
Đặt vòng tránh thai cũng có thể được xem là biện pháp tránh thai khẩn cấp nếu được bác sĩ đặt vào buồng tử cung trong vòng 120 giờ kể từ lúc quan hệ tình dục không an toàn.
Ưu điểm
- Hiệu quả tránh thai cao và thời gian tác dụng lâu dài (từ 5 – 10 năm)
- Khi muốn mang thai trở lại chỉ cần tháo vòng ra khỏi tử cung.
Nhược điểm
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo
- Bạn phải sắp xếp thời gian để thực hiện biện pháp tránh thai này tại các cơ sở y tế uy tín
- Có nhiều tác dụng phụ như: rong kinh, đau vùng hạ vị, chảy máu âm đạo bất thường.
>>> Hãy đọc thêm: Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Hỏi - Đáp với Bác sĩ Nhung: Biện pháp tránh thai đặt vòng có phù hợp với phụ nữ sau sinh mổ không? Vì sao?
Đặt vòng tránh thai không chống chỉ định với phụ nữ sau sinh mổ. Tuy nhiên, nếu bạn có sẹo mổ cũ từ 2 lần trở lên, các bác sĩ thường khuyên sử dụng biện pháp tránh thai khác trước khi đặt vòng. Bởi sau sinh mổ sẽ tồn tại sẹo mổ cũ, tử cung không trở về vị trí bình thường nên có thể rất khó khăn trong quá trình thực hiện thủ thuật này.
7. Ưu nhược điểm của biện pháp tránh thai bằng bao cao su nữ

Bao cao su nữ là sản phẩm được đặt vào âm đạo ngay trước khi quan hệ tình dục. Nó đóng vai trò như một hàng rào ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung. Từ đó, cản trở quá trình thụ thai xảy ra.
Ưu điểm
- Có khả năng ngừa thai và ngừa bệnh lây qua đường tình dục
- Không làm thay đổi nội tiết tố
- Chủ động khi muốn sử dụng hoặc ngừng sử dụng.
Nhược điểm
- Dễ bị rách hoặc bong ra trong lúc quan hệ tình dục
- Vì ít phổ biến hơn bao cao su dành cho nam nên bạn có thể mất một khoảng thời gian để làm quen.
- Có thể khiến bạn gặp chứng dị ứng với chất liệu của bao cao su
>>> Hãy đọc thêm: Review các loại bao cao su nữ: Loại nào phù hợp với bạn?
8. Biện pháp tránh thai bằng mũ (nắp) chụp tử cung

Mũ chụp tử cung là tên gọi của một dụng cụ ngừa thai làm bằng silicone mềm, được đặt sâu bên trong âm đạo để che kín cổ tử cung. Cũng giống như bao cao su, biện pháp tránh thai bằng mũ chụp tử cung tạo ra một hàng rào vật lý không tinh trùng xâm nhập vào tử cung để ngăn cản quá trình thụ thai.
Ưu điểm
- Có thể tái sử dụng
- Phụ nữ đang cho con bú hoặc sau sinh 10 ngày có thể sử dụng được
- Nhỏ gọn, tiện lợi khi mang theo bên mình
- Không chứa nội tiết tố nên hạn chế tối đa việc làm rối loạn nội tiết khi cơ thể.
Nhược điểm
- Khó sử dụng đúng cách
- Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo hoặc mang thai khi sử dụng sai cách
- Kích thước tử cung của bạn có thể thay đổi sau khi sinh con. Vì thế, với biện pháp tránh thai bằng mũ chụp tử cung, bạn cũng phải thay đổi kích thước nắp để vừa với tử cung.
- Bạn có thể bị dị ứng với chất diệt tinh trùng có ở nắp chụp tử cung.
Theo Tổng cục thống kê (Điều tra BĐDS và KHHGĐ, 1/4/2020), trên toàn quốc, năm 2020, trong tổng số phụ nữ 15-49 tuổi sử dụng biện pháp tránh thai thì tỷ lệ phụ nữ sử dụng vòng tránh thai lên đến 45,3%. Sau đó là thuốc tránh thai hằng ngày đường uống chiếm 23,2 % và biện pháp tránh thai bằng bao cao su chiếm 18,1%.
Theo Bác sĩ Nhung, ngừa thai bằng cách đặt vòng tránh thai vẫn là biện pháp tránh thai chiếm được nhiều cảm tình của giới nữ vì hiệu quả cao, thời gian sử dụng lâu dài và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên với biện pháp tránh thai này, bạn nên khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo vòng luôn nằm đúng vị trí và đảm bảo hiệu quả ngừa thai.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!