Trong số các biện pháp tránh thai hiện đại, đặt vòng tránh thai vẫn là phương pháp chiếm ưu thế và được phần đa chị em phụ nữ lựa chọn.
Hiện nay, với tỷ lệ sử dụng lên đến 23,7%, vòng tránh thai không chỉ hiệu quả cao mà còn là giải pháp lâu dài, giá thành hợp lý và an toàn trong việc ngừa thai dành cho chị em.
Đặt vòng tránh thai là gì?
Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai không sử dụng thuốc, hiệu quả ngừa cao và có thể sử dụng trong thời gian dài, từ 5 năm trở lên. Vòng tránh thai là một thiết bị nhỏ hình chữ “T”, đặt vào tử cung để ngăn chặn quá trình thụ tinh diễn ra.
Hiện nay, vòng tránh thai có 2 loại phổ biến nhất là:
- Vòng tránh thai nội tiết (Hormonal IUD) giải phóng lượng hormone progesterone làm đặc chất nhầy cổ tử cung. Điều này khiến cho tinh trùng khó đi vào cổ tử cung.
- Vòng tránh thai chứa đồng (Copper IUD) không chứa nội tiết tố. Loại vòng tránh thai này làm thay đổi môi trường bên trong cổ tử cung.
Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ - Planned Parenthood
Một số loại vòng tránh thai phổ biến
IUD bằng đồng
Vòng tránh thai IUD bằng đồng là gì? Vòng tránh thai bằng đồng là loại vòng tránh thai được quấn đồng ở phần thân hình chữ T. Đuôi vòng có 2 sợi dây nhỏ thò ra bên ngoài âm đạo khoảng từ 2 – 3 cm, giúp xác định vị trí đặt vòng và đảm bảo vòng cố định đúng chỗ.
Ưu điểm
- Hiệu quả sử dụng trong 5-10 năm, hỗ trợ sử dụng trong 12 năm, có thể được sử dụng như là thuốc ngừa thai khẩn cấp. Không chứa nội tiết tố, phù hợp với những phụ nữ không muốn hoặc không thể sử dụng các phương pháp tránh thai nội tiết.
Nhược điểm
- Có thể gây ra kinh nguyệt nhiều và đau bụng kinh hơn, đặc biệt trong vài tháng đầu sử dụng. Hoặc dưới sự co thắt tự nhiên của tử cung, IUD có thể di chuyển như kiểu “sâu róm” di trú khỏi vị trí ban đầu của nó.
- Vòng Multiload và TCu 380.
- Vòng Multiload 375 IUD có thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm.
- IUD kiểu TCu 380A® có thời hạn tác dụng ổn định là 11 năm. Các IUD chứa ít đồng hơn (như TCu 200®) sẽ có thời hạn tác dụng ngắn hơn.
IUD nội tiết
Vòng tránh thai IUD nội tiết là gì? Vòng tránh thai IUD nội tiết cũng có hình chữ T mang một bầu chứa hormone progestin (tương tự hormone progesterone tự nhiên trong cơ thể) cụ thể là levonorgestrel (LNG) phóng thích chậm trong vòng vài năm.
Ưu điểm
- Giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.
- Có thể sử dụng để điều trị một số vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt.
Nhược điểm
- Một số người gặp phải các tác dụng phụ như ra máu bất thường, kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng kinh sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết tố. Nhưng hiện tượng này thường biến mất trong vòng 3–6 tháng khi cơ thể bạn đã quen với vòng tránh thai.
- Mirena: khả năng ngừa thai trong vòng 8 năm.
- Kyleena: ngừa thai trong 5 năm.
- Liletta: ngừa thai trong 6 năm.
- Skyla: ngừa thai trong 3 năm.
Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai
Khi đặt vào tử cung, vòng tránh thai gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung. Phản ứng này thay đổi môi trường sinh hóa của tế bào nội mạc tử cung, khiến tử cung không thuận lợi để trứng thụ tinh có thể làm tổ.
- Cơ chế tránh thai chủ yếu của IUD bằng đồng là phản ứng viêm, trong đó, ion đồng hoạt động như một chất diệt tinh trùng, khiến tinh trùng khó di chuyển và ít khả năng sống sót trong ống dẫn trứng. Ngoài ra, ion đồng còn làm thay đổi lớp niêm mạc tử cung để giảm khả năng trứng đã thụ tinh làm tổ.
- Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai nội tiết nhờ Hormone levonorgestrel (LNG) được phóng thích có tác dụng làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung. Đồng thời, nó cũng làm mỏng lớp niêm mạc tử cung, giảm khả năng trứng làm tổ và trong một số trường hợp, có thể ức chế rụng trứng.
Ai nên và không nên đặt vòng ngừa thai?
Đặt vòng tránh thai là một phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả và có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn về vòng tránh thai thì nó cũng có một số hạn chế nhất định, đó là làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng chậu, viêm vòi trứng, tử cung và buồng trứng. Do đó, bất kỳ phụ nữ nào có ý định đặt vòng tránh thai sẽ cần khám phụ khoa và được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa.
Dưới đây là một số trường hợp không nên đặt vòng tránh thai:
- Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc nghi ngờ có thai.
- Phụ nữ đang mắc các bệnh phụ khoa thường gặp hoặc các triệu chứng thể lý xuất hiện tử cung và cần được điều trị (trong 3 tháng gần đây).
- Ung thư cổ tử cung, hoặc ung thư nội mạc tử, hoặc ung thư vú (có dị ứng với hormone levonorgestrel).
Đặt vòng tránh thai có an toàn không, có đau không?
Đặt vòng tránh thai có an toàn không?
Đặt vòng tránh thai được đánh giá là một phương pháp tránh thai an toàn và ít rủi ro, tuy nhiên bạn cũng sẽ cần lưu ý một số vấn đề khác như:
- Vòng tránh thai có tác dụng ngừa thai nhưng không thể giúp bạn tránh khỏi STDs.
- Khí hư ra nhiều trong thời gian đầu đặt vòng là phản ứng bình thường của nội mạc tử cung.
- Nguy cơ mang thai sau khi đặt vòng tránh thai là khi vòng bị tuột ra khỏi vị trí mà bạn không biết. Khoảng 2-5% phụ nữ có thể gặp phải tình trạng rơi vòng tránh thai trong 3 tháng đầu.
- Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi, bao gồm tăng hoặc giảm lượng máu, thậm chí chảy máu giữa chu kỳ. Tuy nhiên, nếu không có nhiễm trùng, hiện tượng này sẽ giảm dần sau 3-6 tháng.
Đặt vòng tránh thai có đau không?
Khi đặt vòng tránh thai, hầu hết mọi người cảm thấy đau hoặc co thắt nhẹ. Mức độ đau khi đặt vòng tránh thai có thể khác nhau tùy từng người, và cảm giác đau có thể mạnh hơn nếu bạn chưa từng trải qua sinh con hoặc có những trải nghiệm tiêu cực như chấn thương, trầm cảm hoặc lo âu.
Ngoài ra, một số người có thể cảm thấy chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn ngay sau khi đặt vòng. Mặc dù khả năng ngất xỉu rất thấp, nhưng tốt nhất bạn nên đi cùng người thân để về nhà an toàn.
Quy trình đặt vòng tránh thai
Dưới đây là những thông tin chi tiết về quy trình và các lưu ý cần thiết khi đặt vòng tránh thai:
1. Khám sàng lọc trước khi đặt vòng
Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng quát, bao gồm kiểm tra sức khỏe phụ khoa, khám tử cung và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như siêu âm hoặc kiểm tra mức độ phù hợp của tử cung.
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu và chlamydia chỉ cần thực hiện dựa trên nguy cơ, chẳng hạn như: tuổi ≤ 25, nhiều bạn tình, sử dụng bao cao su không liên tục, hoặc tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
2. Đặt vòng tránh thai
Bác sĩ sử dụng mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó nhẹ nhàng đưa vòng tránh thai luồn qua cổ tử cung và vào tử cung và điều chỉnh vòng để phù hợp với vị trí chính xác. Cụ thể:
- Bước 1: Vòng tránh thai được gấp nhỏ và đưa vào tử cung thông qua một ống nhỏ có piston bằng chất dẻo, với đường kính chỉ bằng một que diêm. Ống này sẽ được đưa vào cổ tử cung một cách nhẹ nhàng và chính xác.
- Bước 2: Khi đến vị trí cần thiết, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng ấn vào piston để mở vòng tránh thai ra hoàn toàn trong hốc tử cung. Điều này giúp vòng giữ chắc chắn và đảm bảo hiệu quả tránh thai lâu dài.
- Bước 3: Sau khi vòng đã được đặt đúng vị trí, ống nhỏ sẽ được rút ra. Để đảm bảo thuận tiện cho việc theo dõi và tháo vòng khi cần, bác sĩ sẽ để lại một đoạn dây dài khoảng 3-5cm bên ngoài cổ tử cung.
3. Theo dõi sau khi đặt vòng
Sau khi đặt vòng, bệnh nhân sẽ nghỉ ngơi tại chỗ trong 15-30 phút để bác sĩ theo dõi và đảm bảo không có biến chứng xảy ra trước khi ra về. Bệnh nhân sẽ nhận được hướng dẫn chăm sóc sau khi đặt vòng và thời gian quan hệ tình dục trở lại.
Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như đau dữ dội, chảy máu quá nhiều, sốt hoặc khí hư âm đạo bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Thời điểm nào thích hợp nhất để đặt vòng?
- Ngay sau khi hết kinh nguyệt.
- Bất kỳ ngày nào trong chu kỳ kinh nguyệt miễn là bạn chắc chắn không mang thai.
- 6 tuần sau khi sinh thường và 3 tháng sau khi sinh mổ, khi tử cung đã hồi phục hoàn toàn.
Một số lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai là một phương pháp tránh thai hiệu quả và an toàn, nhưng sau khi thực hiện, bạn cần chú ý đến một số điều để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả lâu dài.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng sau khi đặt vòng tránh thai:
- Ngay sau khi đặt vòng, bạn nên nằm nghỉ ít nhất 1 tiếng và tránh làm việc nặng trong ít nhất 1 tuần để vòng ổn định trong tử cung.
- Sau 48 tiếng sau khi đặt vòng tránh thai, không tác động vào vùng âm đạo: không dùng tampon, không tắm, bơi lội, hay tắm bồn tắm nước nóng…
- Sau khi đặt vòng tránh thai, nếu bạn gặp phải các triệu chứng bất thường như sốt cao, sụt cân, cảm giác đau khi quan hệ tình dục, hoặc các dấu hiệu như rong kinh, khí hư có mùi khó chịu, hãy đi khám ngay.
- Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ vòng bị tuột, chậm kinh, hoặc có dấu hiệu nghi ngờ mang thai, cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời.
- Bước 1: Rửa tay thật sạch để tránh nhiễm trùng.
- Bước 2: Dùng ngón tay đưa vào âm đạo, cảm nhận đoạn dây thừa dài khoảng 5cm. Nếu dây ngắn hơn bình thường, có khả năng vòng đã bị lệch.
- Bước 3: Nếu không cảm nhận được dây, vòng có thể đã bị tuột hoặc di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Câu hỏi thường gặp
Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ bình thường lại được?
Đặt vòng tránh thai không ảnh hưởng lớn đến hoạt động tình dục, do đó bạn hoàn toàn có thể quan hệ trở lại ngay sau khi đặt vòng. Tuy nhiên cũng sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, thời gian đặt vòng và loại vòng.
Nghỉ ngơi sau khi đặt vòng tránh thai
Sau khi đặt vòng, bạn nên nghỉ ngơi trong 1-2 ngày đầu, tránh các hoạt động mạnh như tập thể dục, chạy bộ hoặc mang vác nặng để vòng tránh thai không bị xê dịch. Nếu cảm thấy đau nhẹ hoặc co thắt, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Đặt vòng tránh thai xong nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn không cần phải kiêng khem quá mức, nhưng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
- Nên ăn: Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây; thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, các loại đâu; quan trọng là luôn uống đủ nước. (Gợi ý chế độ ăn uống lành mạnh)
- Nên kiêng: Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, quá ngọt, ngoài ra bạn cũng nên hạn chế uống cà phê trong giai đoạn này.
Kết luận
Đặt vòng tránh thai là một phương pháp tránh thai hiệu quả và an toàn khi được thực hiện đúng quy trình và theo dõi định kỳ. Sau khi đặt vòng, bạn cần chú ý đến sự thay đổi của cơ thể nếu có, ngoài ra nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
[embed-health-tool-ovulation]