backup og meta

Bệnh lậu là gì? Dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh lậu là gì? Dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị sớm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. HelloBacsi cung cấp tất cả thông tin cần thiết cho bạn về căn bệnh này.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu (Gonorrhea) là bệnh do vi khuẩn Neisseria Gonorrhea gây ra; hay còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường nhiễm vào biểu mô của niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng (hậu môn), hầu họng hoặc kết mạc, gây ra các tình trạng như kích ứng, đau nhức và xuất huyết.

  • Nam giới: Bệnh gây ra tình trạng đau buốt, nóng rát khi tiểu, đau tinh hoàn, lỗ tiểu chảy dịch và mủ.
  • Nữ giới: Bệnh gây ra tình trạng nóng rát khi tiểu, tiết dịch âm đạo bất thường, ngứa âm đạo, chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh nguyệt.

Bệnh có thể lây lan qua các con đường như:

  • Lây lan từ mẹ sang con trong khi mang thai và cho con bú.
  • Quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
  • Sử dụng chung những món đồ chơi tình dục hoặc bất kỳ vật thể nào tiếp xúc vùng kín.

Dấu hiệu của bệnh lậu thường gặp

Các triệu chứng bệnh lậu thường không xuất hiện ngay khi bạn bị nhiễm bệnh. Triệu chứng và dấu hiệu thường xuất hiện khoảng 10-20 ngày sau khi nhiễm trùng. Khi các triệu chứng xuất hiện, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây phát ban, sốt và cuối cùng là đau khớp.

Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu bệnh lậu thường khác nhau ở nam và nữ.

Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ bị nhiễm nấm khi nhận thấy chất dịch âm đạo bất thường nhưng thực ra đó lại là ảnh hưởng gây ra bởi vi khuẩn bệnh lậu. Điều này dẫn đến việc họ tự điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn để chữa bệnh nhiễm khuẩn nấm.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên tìm đến bác sĩ khi cảm thấy nghi ngờ hoặc cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường; chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiết dịch bất thường như mủ từ âm đạo, dương vật hoặc trực tràng.

Ngoài ra, quá trình thăm khám thường xuyên cũng rất quan trọng nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh lậu trước đó. Tình trạng này có thể không xuất hiện với các dấu hiệu rõ rệt; nhưng nếu không điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ tái nhiễm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Tiểu đau.
  • Ngứa hậu môn.
  • Tăng tiết dịch âm đạo.
  • Chảy máu bất thường ở âm đạo.
  • Đau nhức, chảy máu hậu môn và đau khi đi đại tiện ở cả nam và nữ.

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Lậu thường lây qua quan hệ tình dục không an toàn

Bệnh lậu được gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus, có thể dễ dàng lây lan giữa mọi người với nhau thông qua:

  • Quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn;
  • Dùng chung máy rung hoặc các đồ chơi tình dục khác khi chưa rửa sạch hoặc bọc bằng bao cao su mỗi lần sử dụng.

Bệnh lậu có nguy hiểm không? Nguy cơ mắc bệnh lậu là gì?

Những ai thường mắc phải bệnh lậu?

Mặc dù ảnh hưởng đến cả hai giới nhưng bệnh lậu ở nam giới thường phổ biến hơn nữ giới. Tuy nhiên, không nhiều người nhận ra rằng họ bị bệnh lậu vì bệnh hiếm khi có triệu chứng. Các đối tượng dễ mắc bệnh là những người thường xuyên có hoạt động quan hệ tình dục.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh lậu, nhưng yếu tố nguy hiểm nhất chính là quan hệ tình dục không dùng bao cao su, quan hệ nhiều người cùng lúc, tiếp xúc da kề da với người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh lậu

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lậu bằng cách:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Thấy nhiều bạch cầu, hồng cầu, tế bào viêm bong và vi khuẩn.
  • Kiểm tra mẫu dịch: Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch từ dương vật, âm đạo, cổ họng hoặc trực tràng để mang đi xét nghiệm nhuộm và soi tươi (có kết quả sau khoảng 30 phút) hoặc nuôi cấy định danh vi khuẩn (có thể mất 48 – 72h để cho ra kết quả kèm theo kháng sinh đồ).
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bởi bệnh lậu thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là chlamydia. Ngoài ra, xét nghiệm HIV cũng được khuyến nghị.

Cách điều trị bệnh lậu

Thuốc kháng sinh

Để chữa dứt điểm bệnh lậu, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn cả thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm trong quá trình điều trị. Ngoài ra, người bạn đời của bạn cũng sẽ được điều trị cùng lúc để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm và lây lan.

Trong quá suốt quá trình điều trị, nếu chưa được phép của bác sĩ, bạn không nên sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào. Đồng thời bạn nên tuân theo một số lời khuyên sau:

  • Thông báo cho bạn tình biết về tình trạng của mình.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị, kể cả quan hệ bằng tay.
  • Luôn sử dụng bao cao su, vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ sau khi bệnh đã khỏi.

Đối với mẹ bầu, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh loại an toàn khi mang thai. Nếu bạn mắc nhiều bệnh lây qua đường tình dục, bác sĩ sẽ điều trị chúng cùng một lúc. Bệnh Chlamydia thường diễn ra cùng lúc với bệnh lậu. Bạn tình của bạn cũng cần được điều trị. Để tránh tái nhiễm, cả 2 không nên quan hệ tình dục cho đến khi cả hai điều trị xong.

Những biến chứng của bệnh lậu

Ở nữ giới, một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh lậu có thể xảy ra là:

  • Lây truyền từ mẹ sang con trong lúc mang thai hoặc cho con bú.
  • Vi khuẩn có thể di chuyển vào đường sinh sản, gây ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vùng chậu (PID).
  • Nếu gây viêm mủ vòi trứng, thường để lại sẹo ở ống dẫn trứng, khiến việc mang thai gặp khó khăn, có thể gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Ở nam giới, một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh lậu có thể xảy ra là:

  • Hình thành sẹo ở đường tiết niệu.
  • Viêm mào tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh gần tinh hoàn.
  • Hình thành áp xe bên trong dương vật, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Nhiễm trùng làn vào máu, gây ra các biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như: viêm khớp, tổn thương van tim…

Bệnh lậu có gây ra HIV/AIDS không?

Chưa hết, bệnh lậu nếu để lâu ngày có thể lây lan vào máu và các khớp đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, những người mắc bệnh lậu có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao hơn.

Cách phòng ngừa bệnh lậu

Bạn sẽ có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh lậu theo các biện pháp sau:

Cách phòng ngừa bệnh lậu

  • NÊN giao tiếp rõ ràng với bạn tình trước khi thân mật.
  • NÊN vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ bằng dung dịch.
  • NÊN sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn.
  • KHÔNG quan hệ tình dục nếu bạn chưa sẵn sàng.
  • KHÔNG lún sâu vào các mối quan hệ Friend with benefit / One night stand / Three some
  • KHÔNG dùng chung đồ chơi tình dục, rửa hoặc che phủ chúng bằng bao cao su mới mỗi khi dùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gonorrhea – CDC Detailed Fact Sheet
https://www.cdc.gov/std/gonorrhea/stdfact-gonorrhea-detailed.htm
Ngày truy cập: 20.07.2023

Gonorrhea
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gonorrhea/symptoms-causes/syc-20351774
Ngày truy cập: 20.07.2023

Gonorrhoea
https://www.nhs.uk/conditions/gonorrhoea/
Ngày truy cập: 20.07.2023

Gonorrhea – CDC Basic Fact Sheet
https://www.cdc.gov/std/gonorrhea/stdfact-gonorrhea.htm
Ngày truy cập: 20.07.2023

Gonorrhea
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4217-gonorrhea
Ngày truy cập: 20.07.2023

Phiên bản hiện tại

20/07/2023

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Đặt vòng tránh thai là gì? Đặt vòng tránh thai có an toàn không?

AIDS là gì? HIV là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 20/07/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo