backup og meta

Chứng khô miệng kéo dài: Bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng này?

Chứng khô miệng kéo dài: Bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng này?

Chứng khô miệng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bạn không nên xem nhẹ tình trạng này để tránh rủi ro cho sức khỏe răng miệng về lâu dài.

Chứng khô miệng (xerostomia) là tình trạng không có đủ nước bọt để giữ cho miệng ẩm ướt. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn mắc các bệnh về răng miệng, gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt và thậm chí là nói chuyện. Bởi vì trong nước bọt chứa các khoáng chất như canxi và phosphate để giúp răng chắc khỏe và chống sâu răng. Do đó, bạn cần cải thiện chứng khô miệng, đảm bảo hoạt động của tuyến nước bọt để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

1. Vì sao bạn bị khô miệng?

Khô miệng có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc sử dụng chất kích thích như hút thuốc uống rượu. Bên cạnh đó, đối với một số người, khô miệng xảy ra có thể do các tuyến nước bọt không hoạt động bình thường. Đây là tác dụng phụ rất hay gặp do hơn 400 loại thuốc gây ra.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, khô miệng cũng có thể là kết quả của các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị và hóa trị, hoặc các bệnh nhất định (hội chứng Sjögren, HIV/AIDS, bệnh tiểu đường). Có nhiều người lớn tuổi bị khô miệng nhưng đó không phải là điều bình thường trong quá trình lão hóa. Vì vậy, nếu chứng khô miệng không cải thiện được thì bạn nên đi khám.

2. Nhận biết chứng khô miệng 

Dấu hiệu đầu tiên của khô miệng là họng và niêm mạc cảm thấy khô rát, đôi khi gây ra cảm giác nóng rát, lưỡi giảm vị giác. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây ra sâu răng, miệng có mùi hôi và viêm nhiễm.

Ở một số trường hợp, tình trạng khô miệng rát lưỡi còn được biểu hiện qua việc miệng xuất hiện vết lở loét kéo dài, môi bị nứt nẻ. Các vết lở còn xuất hiện quanh khóe miệng. Ngoài ra, thiếu nước bọt có thể gây ra bệnh nướu răng và sâu răng.

3. Kiểm soát chứng khô miệng

Nước bọt là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình tiêu hóa thực phẩm. Nước bọt không chỉ giữ ướt miệng mà còn giúp ngăn ngừa sâu răng, kiểm soát vi khuẩn, virus và nấm trong miệng. Nếu không tiết đủ nước bọt, sâu răng có thể phát triển hoặc dễ loét miệng dẫn tới nhiễm trùng.

Vì vậy, khi có dấu hiệu của tình trạng khô miệng, bạn cần chú ý những lời khuyên dưới đây:

  • Đánh răng hàng ngày bằng kem đánh răng có chất fluor và bàn chải có lông mềm. Nếu lông bàn chải khô cứng gây đau rát, hãy thử ngâm bàn chải trong nước ấm.
  • Xoa bóp má bên ngoài ở vị trí hàm răng một cách nhẹ nhàng mỗi ngày. Tránh sử dụng chỉ nha khoa nếu răng chảy máu hoặc đau nhức. Đến gặp nha sĩ nếu bạn tiếp tục gặp các vấn đề về nướu.
  • Tránh thức ăn nhiều đường và uống nước càng nhiều càng tốt.
  • Hạn chế uống caffein. Bạn cũng nên giảm số lần hút thuốc lá và ngưng uống đồ uống có cồn.
  • Khám răng định kì và đến nha sĩ để vệ sinh răng ít nhất hai lần/ năm. Nha sĩ có thể tư vấn giúp bạn loại kem đánh răng có chất fluor đặc biệt hoặc đề xuất hướng điều trị để bảo vệ răng của bạn.
  • Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tăng lưu lượng nước bọt.
  • Tránh dùng thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine không kê đơn vì thuốc có thể làm chứng khô miệng trở nên nặng hơn.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí vào ban đêm để hít thở độ ẩm và tránh khô miệng khi ngủ.

Không chỉ do tác dụng phụ của thuốc mà đôi khi lối sống sinh hoạt không lành mạnh như uống quá nhiều rượu vào buổi tối dẫn đến cơ thể bị khử nước cũng gây ra chứng khô miệng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe. Do đó, khi có biểu hiện khô miệng trong thời gian dài thì bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra phương án điều trị phù hợp.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How Dry Mouth Can Hurt Your Teeth

https://healthguides.healthgrades.com/understanding-oral-health-care/how-dry-mouth-can-hurt-your-teeth– Ngày truy cập 12.11.2017

Dry Mouth or Xerostomia?

https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/side-effects/dry-mouth-or-xerostomia– Ngày truy cập 12.11.2017

Dry Mouth

https://www.nidcr.nih.gov/health-info/dry-mouth – truy cập ngày 12/5/2021

Adverse drug reactions in the mouth.

https://www.semanticscholar.org/paper/Adverse-drug-reactions-in-the-mouth.– truy cập ngày 12/5/2021

Dry Mouth

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-mouth/symptoms-causes/syc-20356048 – truy cập ngày 12/5/2021

Dry mouth treatment: Tips for controlling dry mouth

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-mouth/expert-answers/dry-mouth/faq-20058424 – truy cập ngày 12/5/2021

Phiên bản hiện tại

24/05/2021

Tác giả: Thảo Ly

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Bị tụt lợi phải làm sao? Cách điều trị tụt nướu răng hiệu quả

Hello Bacsi | Nắm được khía cạnh khoa học của bệnh sâu răng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Ly · Ngày cập nhật: 24/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo