Dù rất phổ biến nhưng tình trạng bị nhiệt miệng ở má trong vẫn gây nhiều cảm giác khó chịu cũng như băn khoăn, thắc mắc cho những ai đang phải trải qua vấn đề răng miệng này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Dù rất phổ biến nhưng tình trạng bị nhiệt miệng ở má trong vẫn gây nhiều cảm giác khó chịu cũng như băn khoăn, thắc mắc cho những ai đang phải trải qua vấn đề răng miệng này.
Nguyên nhân nào khiến bạn hay bị lở miệng bên trong má? Liệu có một cách phòng ngừa hữu hiệu nào hay không? Và khi nào thì không nên xem thường những nốt nhiệt miệng xuất hiện ở mặt trong của má? Nếu cũng đang có những thắc mắc này, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm câu trả lời qua những thông tin được tổng hợp dưới đây.
Lở miệng bên trong má hay nhiệt miệng ở má trong, cũng như nhiệt miệng nói chung, là những vết loét nông, nhỏ thường gặp trên lớp niêm mạc của các mô mềm trong khoang miệng, hay còn gọi là loét áp-tơ (aphthous). Ngoài việc bị lở miệng bên trong má, bạn có thể gặp phải tình trạng lở miệng này ở bờ trong của môi, trên nướu, sàn miệng, rìa lưỡi hoặc mặt dưới lưỡi và vòm họng.
Khi bị nhiệt miệng ở má trong, bạn có thể dễ dàng quan sát thấy nốt nhiệt miệng hình dạng hơi tròn, kích thước vài milimet, ở giữa màu trắng sữa hoặc hơi vàng, đôi khi có màu xám, với bờ niêm mạc quanh vết loét thường tấy đỏ.
Bị nhiệt miệng ở mặt trong của má hay bất kỳ vị trí nào trong miệng cũng đều gây nhiều đau rát, khó chịu, làm người bệnh ngại ăn uống, nói chuyện.
Dân gian thường cho rằng bị nhiệt miệng ở má trong hay lở miệng bên trong má là biểu hiện của cơ thể bị “nóng trong”. Đông y lý giải nhiệt miệng là hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị bốc lên sinh loét, nóng rát, thường gặp phải khi nắng nóng hoặc ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, khó tiêu…
Dù cơ chế gây nhiệt miệng chính xác chưa được làm rõ, y học hiện đại xác định tình trạng nhiệt miệng thường gắn liền với những nguyên nhân sau:
Có thể thấy trong việc lý giải nguyên nhân nhiệt miệng, y học hiện đại và y học cổ truyền cùng đồng tình ở nhiều nguyên nhân.
Hay bị nhiệt miệng ở má trong hoặc thường xuyên loét miệng bên trong má có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Theo các chuyên gia sức khỏe, thông thường, những nốt nhiệt miệng ở má trong sẽ tự biến mất trong khoảng 2 tuần mà không cần điều trị, vì vậy bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, tốt hơn là bạn nên đi khám trong những trường hợp sau, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức nguy hiểm:
Việc bị nhiệt miệng ở má trong tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sinh hoạt thường ngày cũng như công việc của người bệnh. Đối với tình trạng hay lở miệng bên trong má thông thường, nguyên tắc điều trị là ngưng tác nhân gây lở miệng, giảm đau cho bệnh nhân và tạo điều kiện để nốt nhiệt miệng mau lành.
Những gợi ý giúp cải thiện tình trạng khi bị nhiệt miệng ở má trong:
Bạn có thể mua các loại thuốc bôi trị nhiệt miệng không kê đơn bán tại nhà thuốc để hạn chế đau rát và giúp vết loét nhanh lành.
Dân gian có kinh nghiệm chữa nhiệt miệng bằng cách nấu nước uống với một trong các loại thảo dược sau: cỏ mực, cỏ mần trầu, cam thảo đất (hoặc kết hợp cả 3 loại), rau má, đậu đen, râu bắp… Ngoài ra, bôi dầu dừa, mật ong hoặc chất chát như nước trà hay súc miệng bằng nước lá bàng lên nốt nhiệt miệng cũng giúp kháng khuẩn, giảm nhẹ cảm giác khó chịu và giúp vết loét dễ lành hơn.
Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng thì dù bạn làm gì, những nốt nhiệt miệng sớm muộn sẽ lại xuất hiện. Tuy nhiên chúng ta có thể “né” chúng một cách hiệu quả bằng những biện pháp sau:
Mong rằng với những chỉ dẫn và gợi ý trên này, bị nhiệt miệng ở má trong sẽ sớm không còn là nỗi phiền muộn của bạn nữa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!