backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Thuốc chữa nhiệt miệng: Những thông tin bạn cần biết trước khi dùng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/11/2021

    Thuốc chữa nhiệt miệng: Những thông tin bạn cần biết trước khi dùng

    Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không rõ nguyên nhân. Trong hầu hết trường hợp, các vết loét do nhiệt miệng thường nhỏ và có xu hướng tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, đối với các vết loét lớn hơn, đau dai dẳng và bất thường thì bạn sẽ phải cân nhắc đến việc dùng thuốc chữa nhiệt miệng.

    Các loại thuốc điều trị nhiệt miệng khá đa dạng trên thị trường hiện nay với công dụng chính là giảm đau và giúp vết loét nhanh lành hơn. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản và hữu ích về các loại thuốc này để bạn tham khảo trước khi dùng.

    Thuốc chữa nhiệt miệng bao gồm những loại nào?

    Hiện nay có khá nhiều loại thuốc chữa nhiệt miệng khác nhau nhưng sẽ có ba nhóm chính bao gồm nước súc miệng trị liệu, thuốc bôi nhiệt miệng hoặc thuốc uống giảm đau và viêm loét. Sau đây là thông tin chi tiết về các loại thuốc dùng cho nhiệt miệng bạn có thể tham khảo:

    1. Nước súc miệng trị liệu

    Thông thường, khi bị nhiệt miệng ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tự pha nước muối tại nhà để súc miệng. Đây là cách đơn giản và an toàn vì nước muối không chứa cồn và có thể làm dịu vết loét. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều vết loét trong miệng và chúng không tự khỏi thì bạn sẽ cần đi khám. Bác sĩ kê toa cho bạn loại nước súc miệng trị liệu có chứa steroid dexamethasone để giảm viêm đau hoặc loại có chứa lidocaine để giảm đau.

    2. Thuốc bôi nhiệt miệng

    Thuốc bôi nhiệt miệng (dưới dạng kem, gel…) kê đơn hoặc không kê đơn như Anbesol, Orabase… có thể dùng để bôi trực tiếp vào vết loét để giảm đau và thúc đẩy vết loét nhanh lành hơn. Hầu hết các loại thuốc bôi này đều chứa những thành phần hoạt tính như:

    Nhìn chung có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da khi bị nhiệt miệng, bao gồm cả những sản phẩm không chứa hoạt chất. Bạn có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn lựa chọn loại thuốc chữa nhiệt miệng phù hợp và hiệu quả.

    3. Thuốc chữa nhiệt miệng bằng đường uống

    Thuốc chữa nhiệt miệng bằng đường uống chỉ được cân nhắc dùng trong trường hợp bạn có những vết loét nghiêm trọng hoặc việc sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng không hiệu quả. Trong đó có thể bao gồm:

    • Một số loại thuốc không chuyên điều trị nhiệt miệng nhưng có tác dụng giảm viêm, cải thiện các vết loét. Chẳng hạn như thuốc sucralfate (Carafate) điều trị loét ruột hoặc thuốc colchicine dùng cho bệnh gút.
    • Thuốc steroid đường uống dùng để điều trị những vết loét nghiêm trọng mà thuốc bôi không xử lý được. Tuy nhiên, thuốc này gây nhiều tác dụng phụ nên thường không được ưu tiên.
    • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, naproxen… Tuy nhiên, cần lưu ý là thuốc aspirin không dành cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

    Thực tế, việc dùng thuốc chữa nhiệt miệng bằng đường uống hiếm khi được áp dụng. Trong trường hợp bạn buộc phải uống thuốc trị nhiệt miệng thì cần được bác sĩ kê đơn chứ không nên tự ý dùng thuốc.

    Bạn nên làm gì khi bị nhiệt miệng để cảm thấy tốt hơn?

    thuốc chữa nhiệt miệng

    Hầu hết các vết loét ở miệng thường tự thu nhỏ và biến mất sau 10 – 14 ngày kể cả khi bạn không dùng bất kỳ thuốc chữa nhiệt miệng nào. Trong trường hợp các vết loét chậm lành hơn, bạn có thể áp dụng các mẹo chăm sóc sau đây để cảm thấy dễ chịu:

    • Nên ăn những món mềm, nhạt, dễ nuốt. Có thể cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ hoặc nghiền nhuyễn để thức ăn không cọ xát vào vết loét khi ăn.
    • Tránh thức ăn và đồ uống quá nóng. Tránh ăn các món cay, mặn; tránh ăn trái cây có tính axit như bưởi, cam quýt… khiến vết loét khó chịu hơn.
    • Nếu bạn uống nước lạnh hay nước ấm thì có thể sử dụng ống hút để giúp các vết loét không tiếp xúc với chất lỏng quá lạnh hay quá nóng.
    • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối.
    • Đánh răng cẩn thận, nhẹ nhàng để hạn chế việc lông bàn chải chạm vào các vết loét.
    • Nên sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng không chứa sodium lauryl sulfate.
    • Uống nước ép rau củ hoặc trái cây mỗi ngày có thể giúp vết loét nhanh lành hơn.

    Bạn có thể ngăn ngừa nhiệt miệng không?

    Hầu hết các nguyên nhân gây nhiệt miệng đều không thể xác định rõ ràng nên việc ngăn ngừa cũng thường không khả thi. Ngoại trừ trường hợp bạn biết được nguyên nhân gây ra vết loét thì mới có thể hạn chế nhiệt miệng xảy ra. Chẳng hạn như vết loét thường xuất hiện sau khi bạn cắn phải má trong hoặc sau khi bạn ăn một món gì đó gây ra tình trạng cọ xát, gây trầy xước má trong. Chỉ cần để ý những điều này thì bạn có thể ngừa nhiệt miệng bằng cách tránh ăn món đó và tập ăn chậm, cẩn thận hơn.

    Song song đó, bạn cần chú ý bổ sung đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày như axit folic, vitamin B12, kẽm, sắt… và thay đổi những thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc, uống rượu… để hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiệt miệng.

    Nhìn chung thì thuốc chữa nhiệt miệng, đặc biệt là thuốc sử dụng đường uống, có thể không cần thiết trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu điều trị bằng thuốc thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/11/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo