Bạn hãy luôn nhớ rửa sạch bàn chải sau khi đánh răng. Giữ bàn chải đánh răng của bạn thẳng đứng và để nó khô ráo cho lần sử dụng tiếp theo. Cố gắng để bàn chải cá nhân của bạn nằm riêng biệt với của những người khác trong gia đình để tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh về răng miệng. Bạn đừng cất bàn chải trong hộp kín, bởi việc này có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
Lời khuyên chăm sóc răng miệng cho bạn là hãy thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng 1 lần hoặc có thể sớm hơn nếu thấy lông bàn chải thưa dần hoặc sờn.
7. Cẩn thận khi bạn bị thiếu răng
Một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 273 tình nguyện viên có độ tuổi từ 55 trở lên và đưa ra kết luận. Những người có hàm răng không đầy đủ có trí nhớ kém hơn, dễ bực tức hơn, và dễ thay đổi tâm trạng hơn. Một giải thuyết đã đưa ra là việc mất đi một số chiếc răng có khả năng làm giảm một số tín hiệu cảm giác được gửi đến não.
Tin vui cho những ai không còn giữ được hàm răng toàn vẹn, ngày nay đã có đầy đủ công nghệ cho phép tái cấu trúc răng của bạn, thậm chí cả khi bạn chỉ còn lại chân răng.
8. Coi chừng khớp cắn bị biến dạng
Nếu một đứa trẻ bị cảm lạnh 1–2 lần trong năm thì điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu trẻ bị cảm lạnh thường xuyên thì có thể chúng sẽ gặp vấn đề với khớp cắn. Đó là khi trẻ không thể thở bằng mũi và buộc phải thở bằng miệng. Thêm vào đó, hộp sọ dễ bị biến dạng khi còn nhỏ tuổi, điều này có thể khiến hàm dưới bị dịch chuyển đôi chút về phía trước.
Trong nhiều trường hợp, nha sĩ có thể khuyên bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa trước để đảm bảo rằng bạn không gặp bệnh gì về mũi. Nếu không thì mọi nỗ lực bỏ ra để phục hồi khớp cắn cho bạn sẽ trở nên vô ích.
9. Đừng nhai nước đá và xỏ khuyên lưỡi
Nếu bạn thường xuyên nhai nước đá hoặc ăn nhiều quả hạch, bạn có thể gây tổn thương cho nướu và men răng. Vết trám răng của bạn cũng có thể gặp vấn đề. Vấn đề tương tự cũng có thể xảy ra khi bạn xỏ khuyên lưỡi, đây có thể là nguồn gây tổn thương cho răng của bạn.
Bạn đừng nên dùng răng để mở bao bì thức ăn, lon nước ngọt hay những vật khác nữa. Tốt hơn hết là bạn có thể kiếm vật dụng để mở và tránh gây nguy hiểm cho răng của bạn.
10. Đừng vứt răng sữa của trẻ đi

Bạn đừng nên vứt bỏ những chiếc răng sữa của trẻ đi. Thực tế là những chiếc răng này có chứa các tế bào gốc mà sau này có thể được sử dụng để tái tạo thành neuron, xương và thậm chí là các tế bào tim. Chúng có thể cứu sống bạn và thậm chí giúp điều trị tiểu đường. Nhưng để có thể sử dụng chúng, bạn cần giữ các tế bào còn sống.
Khi bạn thấy trẻ cần nhổ răng, đừng tự thực hiện việc đó ở nhà. Bạn nên đến gặp nha sĩ để nhổ răng đúng cách và bảo quản răng theo các điều kiện được khuyến nghị.
Người ta vẫn thường nói: “Hàm răng, mái tóc là gốc con người”, vậy nên bạn lại càng phải quan tâm hơn nữa đến những lời khuyên chăm sóc răng miệng cho mình. Một hàm răng khỏe mạnh chắc hẳn sẽ khiến bạn tự tin và cảm thấy yêu đời hơn rất nhiều đấy!
Tuyết Trinh HELLOBACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!