Phụ nữ có xu hướng mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ hơn nam giới. Trong khi đó tác hại thức khuya ở nữ giới không chỉ về thể chất, nội tiết bên trong mà cả sức khoẻ tinh thần và chất lượng cuộc sống. Vậy tác hại thức khuya ở nữ giới là gì?
Phụ nữ có xu hướng mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ hơn nam giới. Trong khi đó tác hại thức khuya ở nữ giới không chỉ về thể chất, nội tiết bên trong mà cả sức khoẻ tinh thần và chất lượng cuộc sống. Vậy tác hại thức khuya ở nữ giới là gì?
Cùng tìm hiểu 9 tác hại thức khuya ở nữ giới mà bạn không ngờ tới qua bài viết dưới đây!
Việc thức khuya và thiếu ngủ thường xuyên sẽ gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, tăng cảm giác thèm ăn và làm tăng cân. Khi bạn không ngủ đủ giấc, quá trình sản xuất hormone leptin và ghrelin (hormone điều chỉnh sự thèm ăn) bị thay đổi, tăng cảm giác đói.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn liên quan đến sự thiếu hụt hormone tăng trưởng và nồng độ cortisol tăng cao, cả hai đều có liên quan đến béo phì. Đặc biệt, ngủ không đủ giấc khiến bạn có xu hướng lựa chọn thực phẩm nhiều calo hơn, nạp calo tiêu thụ vào đêm khuya khiến bạn tăng cân không kiểm soát.
Con gái thức khuya có tác hại gì? Một tác hại thức khuya ở nữ giới mà nhiều người gặp phải đó là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Thiếu ngủ ảnh hưởng tới hormone căng thẳng và mức độ melatonin. Melatonin là một loại hormone cần thiết để điều chỉnh thời điểm bắt đầu kỳ kinh nguyệt và độ dài của chu kỳ. Vì lý do này, sự thay đổi về mức độ melatonin có thể gây chậm kinh hoặc nhiều tháng không có kinh.
Thức khuya quá nhiều và thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ và nam giới. Đặc biệt ở phụ nữ, trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và nhịp sinh học có thể bị gián đoạn. Việc thức khuya và mất ngủ gây kích hoạt HPA quá mức, ảnh hưởng đến một số hormone sinh sản, bao gồm:
Tác hại thức khuya ở nữ giới tới hệ thần kinh nghiêm trọng như thế nào? Hệ thống thần kinh của phụ nữ khi thiếu ngủ thường phản ứng mạnh mẽ hơn nam giới. Huyết áp tăng cao, nguy cơ đau tim tiềm ẩn cao hơn, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cơ thể bị kích thích quá nhiều sẽ khiến phụ nữ mắc phải các biến cố tim mạch cấp tính và mãn tính.
Tác hại thức khuya đối với con gái là khi họ ngủ không đủ giấc, cơ thể không được nghỉ ngơi và phục hồi. Điều này dẫn đến làm tăng các hormone căng thẳng, khiến bạn cảm thấy cáu kỉnh và tức giận. Ngoài ra, việc thức khuya, thiếu ngủ làm giảm khả năng phán đoán, quyết định chính xác.
Theo nghiên cứu năm 2018, phụ nữ phải đối mặt với tình trạng mất trí nhớ trong công việc nhiều hơn so với nam giới. Tần suất thức khuya mất ngủ càng thường xuyên, tác hại ảnh hưởng bộ não về mặt nhận thức càng nghiêm trọng. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến suy giảm nhận thức lâu dài, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ.
Buồn ngủ ban ngày do thức khuya khiến đầu óc không tỉnh táo, làm gia tăng nguy cơ tai nạn và tâm trạng sa sút. Hơn nữa, ngủ không đủ giấc vào ban đêm cũng làm giảm phản ứng miễn dịch và ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết trong cơ thể phụ nữ.
Vì vậy tác hại thức khuya ở nữ giới ảnh hưởng nhiều tới khả năng tập trung, mức năng lượng, hiệu suất công việc và các mối quan hệ xung quanh.
Giảm ham muốn tình dục và hưng phấn là một trong tác hại của việc thức khuya đối với con gái. Thức khuya thiếu ngủ là yếu tố dẫn đến rối loạn chức năng tình dục, bởi chất lượng quan hệ tình dục khó đạt được khoái cảm khi phụ nữ đang buồn ngủ và mệt mỏi.
Ngoài ra, thiếu ngủ khiến phụ nữ dễ cáu giận, gây xung đột với đối tác, làm giảm sự thân mật và giảm thoả mãn đời sống tình dục của hai bên.
Thức khuya còn tạo thói quen ngủ trễ và thiếu ngủ. Điều này tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của phụ nữ, làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và khó ngủ.
Một số rối loạn giấc ngủ có nhiều khả năng ảnh hưởng đến phụ nữ như chứng mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, ngáy, hội chứng chân không yên (RLS) và các chứng mất ngủ như rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ (SRED), rối loạn ác mộng.
Bạn có thể quan tâm:
Một số mẹo nhỏ giúp các bạn nữ có thể hình thành thói quen ngủ sớm, tránh các tác hại thức khuya ở nữ giới như:
Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.
Tránh uống đồ chứa caffein và rượu trước khi đi ngủ.
Hãy đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ.
Nếu bạn không thể ngủ sau 20 phút, hãy ra khỏi giường và làm điều gì đó thư giãn cho đến khi cảm thấy mệt.
Luyện tập thể dục đều đặn, giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Thực hành yoga hoặc thiền có thể giúp làm dịu tâm trí và cơ thể của bạn.
Nhận thức được những tác hại thức khuya ở nữ giới trên, chị em phụ nữ hãy cố gắng tập thói quen ngủ sớm và ngủ đủ để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất, đảm bảo chất lượng công việc và cuộc sống hiệu quả.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi:
Tố Quyên
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!