Khi nào nên đi khám?
Nếu lỗ chân lông và ống dẫn sữa vẫn bị tắc nghẽn, bạn nên tham khảo hướng dẫn của nhân viên sản khoa để kiểm tra xem em bé đã được đặt và ngậm đúng cách chưa.
Ngoài ra, bạn nên đi khám nếu gặp phải tình trạng: núm vú và những vùng xung quanh sưng đỏ hoặc viêm; sốt cao; mệt mỏi kéo dài. Trong những trường hợp này, viêm vú hoặc nhiễm trùng có thể phát sinh.
3. Nhũ hoa có đốm trắng do nhiễm trùng

Một số tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra các đốm trắng trên núm vú. Nhiễm trùng vú có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng mẹ đang cho con bú và những người bị suy giảm khả năng miễn dịch là các đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất.
Các bệnh nhiễm trùng làm xuất hiện đốm trắng trên đầu vú bao gồm:
Bệnh nấm Candida
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị nấm Candida trong miệng (nhiễm trùng nấm men). Trong quá trình bú mẹ, nấm miệng của trẻ có thể lây nhiễm sang vùng da bị nứt ở núm vú của người mẹ, gây ra các đốm trắng, đau và viêm đỏ ở nhũ hoa.
Để điều trị tình trạng núm vú nổi hạt trắng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng nấm.
Mụn rộp
Mụn rộp là bệnh nhiễm trùng do virus herpes simplex gây ra. Mặc dù thường xuất hiện ở miệng và bộ phận sinh dục nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến vùng vú. Trong quá trình sinh nở, người mẹ nhiễm bệnh có thể truyền virus sang miệng và mắt của trẻ sơ sinh. Sau đó, trẻ lại lây virus sang vú mẹ khi được cho bú.
Triệu chứng điển hình của mụn rộp là các mụn nước chứa đầy chất lỏng, sau khi vỡ ra thì đóng vảy quanh vùng núm vú. Mụn rộp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé, vì vậy việc điều trị nhanh chóng là rất quan trọng.
Áp xe dưới quầng vú khiến đầu vú có mụn trắng
Nguyên nhân khiến đầu nhũ hoa có mủ trắng thường là do áp xe dưới quầng vú. Áp xe dưới quầng vú là tình trạng tích tụ mủ trong mô vú do nhiễm khuẩn. Đây thường là hậu quả của việc điều trị bệnh viêm vú không đúng cách.
Triệu chứng của áp xe dưới quầng vú là hình thành một cục u, gây đau và sưng ở vú. Để điều trị, các bác sĩ thường cho sử dụng kháng sinh. Trường hợp bị áp xe nặng có thể phải phẫu thuật để dẫn lưu mủ từ mô vú hoặc cắt bỏ hoàn toàn ống dẫn sữa.
4. Các nguyên nhân khác gây đốm trắng trên đầu ti
Một số tình trạng hiếm gặp hơn cũng có thể làm xuất hiện các đốm trắng trên nhũ hoa, bao gồm:
Khi nào bạn nên đi khám?
Việc nhũ hoa có đốm trắng thường xảy ra trong quá trình mang thai và cho con bú. Nếu tình trạng này không cải thiện, bạn có thể điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như:
- Cho bé bú nhiều hơn
- Thường xuyên xoa bóp bầu ngực khi tắm dưới vòi sen.
Nếu các đốm không biến mất trong vòng một tuần hoặc lâu hơn, hoặc nếu bạn thấy đau nhức ở vùng đầu vú có mụn trắng hãy đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu:
- Tiết dịch từ núm vú (không phải là sữa mẹ)
- Núm vú của bạn bị thụt vào trong hoặc dẹt bất thường
- Bạn cảm thấy một khối u trong bầu vú
- Bạn bị sốt cao
- Nhũ hoa trông như có vảy hoặc đóng vảy
Thông thường, tình trạng nhũ hoa có đốm trắng, đầu vú nổi hạt trắng mà không gây đau nhức không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của nhiễm trùng hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác. Do đó, nếu bạn lo lắng về sự thay đổi trên núm vú của mình, hãy đi khám và trao đổi với bác sĩ để có được cách xử lý đúng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!