3. Eczema hoặc bệnh vẩy nến cũng là nguyên nhân khiến âm đạo bị ngứa

Ngứa vùng kín, ngứa âm đạo là bệnh gì? Nhiều trường hợp bị ngứa vùng kín ở nữ giới có liên quan đến eczema hoặc vẩy nến. Các bệnh da liễu mang tính chất di truyền này có thể gây đỏ và ngứa ở vùng sinh dục.
Điều trị ngứa ở vùng kín do vảy nến
Nếu bạn được chẩn đoán mắc các bệnh này, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc có chứa hydrocortisone.
Để giảm bớt sự khó chịu do ngứa vùng kín gây ra, bạn có thể dùng bột yến mạch. Cách làm chi tiết bạn có thể đọc thêm ở: 12 cách giảm ngứa vùng kín nhanh nhất
Trường hợp không cảm thấy giảm ngứa trong một tuần, hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn điều trị khác.
4. Ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc
Trong một
nghiên cứu của giáo sư Brett Worly của Đại học bang Ohio, ông đã chứng minh rằng, nếu vùng kín bị ngứa, rất có thể da khu vực đó đang bị kích ứng do dị ứng.
Các sản phẩm dễ gây dị ứng vùng kín như nước hoa, bao cao su hay chất bôi trơn, dao cạo… Ngay cả giấy vệ sinh với mùi hương nhạy cảm hay màu sắc sặc sỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc. Viêm da vùng kín có thể đi kèm các dấu hiệu như:
- Bị mẩn đỏ, sưng
- Xuất hiện những vùng da dày lên
Bị ngứa vùng kín do viêm da phải làm sao?
Vùng kín có cơ chế tự làm sạch, vì vậy bạn hãy lưu ý:
- NÊN rửa vùng kín nhẹ nhàng với nước sạch và lau khô sau khi đi vệ sinh
- KHÔNG nên cho bất cứ thứ gì vào bên trong âm đạo để vệ sinh
- KHÔNG xịt vòi nước, không chà xát bên trong
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG nên lạm dụng các sản phẩm làm thơm như: thuốc xịt, nước hoa hồng trong âm đạo
>>> Bạn có thể tham khảo: 5 nguyên nhân gây thâm vùng kín bạn đã biết? Làm sao để cải thiện?
5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tình dục.
Ngứa bộ phận sinh dục nữ là bệnh gì? Nhiều căn bệnh có thể gây ra ngứa âm đạo như chlamydia, herpes, nhiễm trichomonas và bệnh lậu.
Ngứa do mắc bệnh tình dục rất có khả năng chuyển biến thành các triệu chứng đau rát, sưng bộ phận sinh dục hoặc đau đớn khi quan hệ.
Tiến sĩ Askew
Khi có dấu hiệu mắc những bệnh này, bạn không nên quan hệ trong thời gian bị viêm nhiễm để tránh lây bệnh cho người khác và không để bệnh nặng hơn.
Với mỗi căn bệnh cụ thể, lộ trình điều trị và chăm sóc sẽ khác nhau. Trong trường hợp này, bạn cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
6. Ngứa vùng kín có thể liên quan bệnh bạch biến âm hộ
Bệnh bạch biến âm hộ (hoặc vết trắng âm hộ) do sự tuần hoàn dưới da của âm đạo gặp trở ngại, chức năng trao đổi dần giảm xuống. Từ đó khu vực da vùng âm đạo có vấn đề và dẫn đến bệnh.
Đây là một chứng bệnh nghiêm trọng gây ngứa, có hiện tượng mẩn đỏ kèm theo các đốm trắng trên vùng kín. Một số chuyên gia y tế cho rằng chứng bệnh này liên quan đến nội tiết tố hoặc do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Bệnh bạch biến âm hộ cần được chẩn đoán bởi bác sĩ có chuyên môn và điều trị bằng thuốc kê toa càng sớm càng tốt.
>>> Bạn có thể tham khảo: Viêm âm đạo dùng thuốc gì? Các loại thuốc trị viêm âm đạo phổ biến
7. Ngứa vùng kín do sự thay đổi hormone

Đôi khi vùng kín bị ngứa chỉ đơn thuần là do sự thay đổi hormone và không gây hại trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Bạn có thể sẽ phải chịu đựng chứng ngứa âm đạo khi nội tiết của bạn có thay đổi, thường gặp khi:
- Thời kỳ mang thai
- Đang sử dụng các biện pháp tránh thai
- Thời kỳ mãn kinh. Giai đoạn mãn kinh làm suy giảm hormone sinh dục nữ, dẫn đến tình trạng thành âm đạo bị mỏng đi và chất nhờn cũng giảm, gây ngứa “vùng tam giác mật”
Bên cạnh tình trạng ngứa ngáy, “vùng kín khô hạn” cũng là một biểu hiện khi hormone của bạn thay đổi. Âm đạo quá khô có thể dẫn đến giảm tiết dịch nhờn bôi trơn tại các tuyến quanh âm đạo, suy giảm hàm lượng estrogen.
Khi phải chống đỡ lại tình trạng viêm nhiễm quá nhiều sẽ khiến cho màng âm đạo mỏng manh và kém đàn hồi, lâu dần sẽ khiến chị em phải đối mặt với hiện tượng vùng kín bị ngứa ngáy, khó chịu.
Đừng chủ quan khi bị ngứa vùng kín do hormone!
Tình trạng vùng kín bị ngứa và đau rát kéo dài có thể khiến:
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín
- Giảm ham muốn tình dục
- Tiết khi hư bất thường
Để hạn chế triệu chứng này, phụ nữ nên sử dụng thuốc uống và kem bôi tại chỗ có chứa estrogen theo hướng dẫn của bác sĩ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Hiện tượng chảy máu vùng kín nhưng không đau có đáng lo ngại?
Nguyên nhân khác
Bị ngứa vùng kín là hiện tượng không hiếm gặp ở các chị em phụ nữ. Ngoài một số lý do kể trên, còn nhiều nguyên nhân khác gây ngứa bộ phận sinh dục thường gặp như:
- Stress
- Mặc đồ bó sát
- Suy giảm nội tiết tố
- Âm đạo bị giãn rộng
- Không vệ sinh vùng kín đúng cách
Ngứa vùng kín có nguy hiểm không?
Bị ngứa bộ phận sinh dục nữ có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ ngứa và nguyên nhân gây ngứa. Nếu như bạn chỉ hơi ngứa vùng kín và xác định được nguyên nhân là do sinh lý, hoặc do kích ứng, điều này sẽ không nguy hiểm. Bạn chỉ cần chăm sóc cô bé cẩn thận và các triệu chứng sẽ giảm và biến mất sau 5-7 ngày.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu cơn ngứa kéo dài hơn 1 tuần, đây có thể là triệu chứng cảnh báo các tình trạng và nhiễm trùng khác nhau. Hãy đi khám sức khỏe nếu bạn bị ngứa vùng kín đi kèm với:
- Đau rát vùng kín khi: ngồi, quan hệ tình dục, đi tiểu
- Lở loét và/hoặc nổi mụn nước
- Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
Sau khi xác định được nguyên nhân khiến âm đạo bị ngứa, chị em có thể khắc phục và phòng tránh một cách dễ dàng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn có thể chỉ cần điều chỉnh thói quen hoặc uống thuốc nếu do bệnh lý. Trường hợp gặp những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chị em nên gặp bác sĩ để có hướng tư vấn và điều trị đúng đắn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!