Da vùng kín không giống với da các vùng khác trên cơ thể. Do đó, để dưỡng da vùng kín, bạn cần có cách chăm sóc riêng từ ngoài vào trong nhằm đảm bảo sức khỏe phụ khoa.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Da vùng kín không giống với da các vùng khác trên cơ thể. Do đó, để dưỡng da vùng kín, bạn cần có cách chăm sóc riêng từ ngoài vào trong nhằm đảm bảo sức khỏe phụ khoa.
Làn da bạn sẽ khô khi nhiệt độ giảm, một phần là do sự thiếu độ ẩm không khí trong nhà và ngoài trời. Bạn hoàn toàn có thể dưỡng da ở vùng cánh tay, chân và da mặt với sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp để có làn da mềm mại và mịn màng. Nhưng đối với làn da xung quanh “vùng tam giác mật” thì sao?
Liệu có nên bôi kem dưỡng vùng kín hay có nên dưỡng da vùng kín? Cách dưỡng da vùng kín là như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau của Hello Bacsi bạn nhé!
Nhiều chị em tin rằng cô bé sẽ sạch sẽ hơn khi được rửa bằng dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ au khi đi vệ sinh. Thậm chí, nhiều chị em còn yêu thích những loại vệ sinh vùng kín có mùi thơm và có khả năng tẩy rửa vượt trội. Sai lầm này có thể khiến cô bé bị kích ứng và khô hạn nhiều hơn.
Vùng da âm hộ của bạn cực kỳ nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng bởi các sản phẩm có thành phần phụ gia nhân tạo như xà phòng thơm, chất tẩy rửa cơ thể,… Sherry Ross, bác sĩ phụ khoa và tác giả của She-ology: The Definitive Guide to Women’s Intimate Health. Period. cho biết: “Sử dụng xà phòng nhẹ nhàng, không mùi thơm là một cách lý tưởng để làm sạch và làm ẩm vùng da nhạy cảm này”.
Một thắc mắc phổ biến khi vùng kín bị khô: Có nên bôi kem dưỡng thể lên vùng kín hay không? Có nên bôi kem dưỡng ẩm da mặt để chăm sóc vùng kín? Câu trả lời là không nên. Những chất tạo mùi trong các loại kem dưỡng ẩm cho cơ thể có thể gây kích ứng cho cô bé.
Thay vào đó, dùng kem dưỡng ẩm dành cho âm đạo sẽ giúp mô âm đạo khỏe mạnh và mềm mịn hơn. Hầu hết các sản phẩm dưỡng ẩm âm đạo đều an toàn khi sử dụng bên trong âm đạo và xung quanh bên ngoài. Thế nhưng, bạn vẫn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn không chắc chắn.
Kem dưỡng ẩm vùng kín: Việc dùng kem dưỡng da vùng kín giúp bổ sung độ ẩm cho vùng kín và bên trong âm đạo hiệu quả. Có hai loại:
Bác sĩ Ross cho biết, làn da vùng kín của bạn có thể khô ráp ở mọi thời điểm trong năm. Đây có thể là biểu hiện liên quan đến những gì đang diễn ra bên trong cơ thể của bạn, chứ không phải do ảnh hưởng của không khí khô từ bên ngoài. Da vùng kín bị khô, nguyên nhân có thể là do cơ thể của bạn bị mất nước, vì bạn không uống đủ nước, ăn trái cây và rau xanh.
“Khi bạn uống đủ nước, làn da bên ngoài vùng kín, bao gồm phần trong và ngoài của môi âm hộ, sẽ ít bị khô hơn và phần bên trong của âm hộ cũng sẽ ẩm ướt và được bôi trơn”, bác sĩ Ross chia sẻ. Vì thế, thói quen uống nhiều nước không những cung cấp đủ nước cho cơ thể mà còn giúp duy trì độ ẩm và dưỡng da vùng kín hiệu quả.
Nhiều chị em thường mách nhỏ nhau cách dưỡng da vùng kín với dầu dừa. Vậy thực chất cách dưỡng da này thực hiện như thế nào?
Nếu bạn muốn làn da vùng kín mềm mại hơn, bác sĩ Ross khuyên nên tắm bồn có thêm dầu dừa. Bạn hãy thêm một ít dầu dừa nguyên chất vào bồn tắm và ngâm mình trong đó khoảng 20 phút, thực hiện cách dưỡng da vùng kín này 3 – 4 lần/tuần.
Nếu bạn cảm thấy âm đạo vẫn khô hoặc ngứa, có lẽ bạn đang gặp một vấn đề khác chứ không phải do độ ẩm không khí thấp. Do đó, trong trường hợp này, bạn nên đi khám phụ khoa để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Theo các chuyên gia sức khỏe, việc dùng các chất dưỡng ẩm và sản phẩm bôi trơn để dưỡng ẩm vùng kín thường khá hữu ích. Đối với chứng khô âm đạo, các bác sĩ sản phụ khoa thường khuyên các chị em phụ nữ nên thử dùng chất bôi trơn không kê đơn.
Chất bôi trơn có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu khi giao hợp. Bên cạnh việc sử dụng kem dưỡng ẩm cho âm đạo, phụ nữ có quan hệ tình dục nên sử dụng chất bôi trơn.
Trước khi đi tìm câu trả lời cho vấn đề có nên bôi kem dưỡng vùng kín hay có nên dưỡng da vùng kín hay không, chúng ta cùng tìm hiểu qua về các nguyên nhân gây ra tình trạng khô âm đạo.
Khô âm đạo là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh và cả phụ nữ sau mãn kinh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Estrogen là một loại hormone cần thiết để giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh. Hormone này giúp duy trì sự bôi trơn, nồng độ axit và độ đàn hồi bình thường của âm đạo. Do đó, khi lượng estrogen suy giảm, niêm mạc âm đạo trở nên mỏng hơn và kém đàn hồi hơn, âm đạo tiết ra ít chất bôi trơn hơn.
Nồng độ estrogen có thể giảm trong và sau khi mãn kinh, khi sinh con và trong thời kỳ cho con bú. Bạn cũng có thể bị giảm estrogen nếu có thói quen hút thuốc lá, từng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, điều trị ung thư hoặc bị một số rối loạn miễn dịch nhất định.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây khô khắp cơ thể, kể cả bên trong âm đạo. Thuốc cảm và thuốc chống dị ứng, một số thuốc chống trầm cảm… có thể gây ra tác dụng phụ này. Ngoài ra, thuốc hóa trị , chẳng hạn như thuốc dùng để chống ung thư vú, cũng có thể gây khô.
Donnica Moore, MD, bác sĩ phụ khoa tại Chester, New Jersey và chủ tịch Tập đoàn Y tế Sapphire Women’s Health Group, cho biết: “Tình trạng khô hạn âm đạo xảy ra thường là do thay đổi hormone. Điều này có thể xảy ra khi phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, bước vào thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Sự khô da âm đạo cũng có thể do bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Nếu đây là vấn đề khiến làn da vùng kín của bạn bị khô, hãy kiểm tra với bác sĩ để tìm ra lý do tại sao. Trong thời gian đó, bạn nên dưỡng ẩm da vùng kín bằng cách sử dụng chất bôi trơn. Điều này sẽ tốt cho vùng nhạy cảm hơn loại kem dưỡng thể mà bạn hay dùng cho các vùng da khác.
Có một số lý do khác nhưng ít phổ biến hơn cũng có thể khiến bạn bị khô âm đạo, chẳng hạn như: các loại sản phẩm vệ sinh hay thụt rửa âm đạo. Những sản phẩm này gây ra tình trạng phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của các chất hóa học trong âm đạo có thể dẫn đến viêm và khô da.
Một bệnh tự miễn dịch hiếm gặp được gọi là hội chứng Sjögren gây khô mắt và miệng, cũng có thể gây khô âm đạo (hay khô vùng kín).
Hello Bacsi hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã biết cách dưỡng da vùng kín hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy đi khám nếu tình trạng kích ứng và đau khi quan hệ tình dục không cải thiện sau 2 tháng sử dụng hoặc nếu bạn có các triệu chứng khác.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!