Bạn có thể thấy ngứa đầu ti (ngứa núm vú) hay ngứa tuyến vú trong thai kỳ, ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú hay khi bị dị ứng da. Thế nhưng, đôi khi ngứa đầu ti cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đấy!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phùng Thị Phương Chi · Ung thư - Ung bướu · Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bạn có thể thấy ngứa đầu ti (ngứa núm vú) hay ngứa tuyến vú trong thai kỳ, ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú hay khi bị dị ứng da. Thế nhưng, đôi khi ngứa đầu ti cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đấy!
Các cơn ngứa đầu vú có thể nhẹ hoặc nặng, thỉnh thoảng mới xuất hiện hoặc xuất hiện liên tục. Khi gặp các cơn ngứa như vậy, bạn có thể rất muốn gãi vùng da nhạy cảm này. Tuy nhiên, điều này có thể khiến da trở nên đỏ, sưng, nứt hoặc dày lên. Vậy, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm cách xử lý những cơn ngứa vú hiệu quả mà không gây hại cho da.
Núm vú bị ngứa có thể là do một số bệnh về da hay bị dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi cơn ngứa lại là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm.
Viêm da dị ứng là một nguyên nhân phổ biến gây ngứa đầu ti. Bệnh viêm da này còn được gọi là bệnh chàm có thể gây khô da, ngứa và phát ban.
Đôi khi, bạn cũng có thể bị ngứa đầu vú do viêm da tiếp xúc. Đây là một bệnh viêm da xuất hiện sau khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Một số tác nhân dẫn đến tình trạng ngứa núm vú hay ngứa tuyến vú do viêm da tiếp xúc có thể kể đến như:
Tình trạng da khô cũng có thể gây ngứa đầu ti và ngứa tuyến vú.
Ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú có sao không? Quá trình mang thai cũng làm tăng nguy cơ bị ngứa đầu ti hay ngứa tuyến vú. Điều này là vì ngực thường tăng kích thước khi bạn mang thai, dẫn đến tình trạng da căng, ngứa và bong tróc.
Ngoài việc mang thai, phụ nữ đang cho con bú cũng có thể bị ngứa đầu ti hay ngứa tuyến vú do viêm vú. Đây có thể là tình trạng nhiễm trùng tuyến vú do vi khuẩn hoặc do nấm. Tình trạng này phổ biến nhất ở các phụ nữ đang cho con bú vì họ có thể bị tắc ống dẫn sữa hoặc bị nhiễm khuẩn, khiến các mô ở ngực bị viêm và ngứa. Các triệu chứng khác của chứng viêm vú bao gồm:
>>> Bạn có thể tham khảo: Mọc mụn ở đầu nhũ hoa có nguy hiểm không? Làm sao khắc phục?
Núm vú bị ngứa có sao không? Đôi khi, bị ngứa đầu ti có thể là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng như bệnh Paget vú. Đây là một dạng ung thư hiếm gặp có thể gây ngứa núm vú và tuyến vú. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Paget vú có thể rất giống chứng viêm da dị ứng nên đôi khi có thể gây nhầm lẫm. Bạn cần quan sát các triệu chứng khác của bệnh Paget vú bao gồm:
Cảm giác ngứa và nóng ở ngực cũng có thể là dấu hiệu ung thư vú, đặc biệt là ung thư vú dạng viêm. Các thay đổi về các đặc điểm của tuyến vú cũng có thể là một triệu chứng đáng lo.
Phương pháp điều trị ngứa núm vú hoặc tuyến vú phụ thuộc vào nguyên nhân. Những ai bị ngứa núm vú hoặc ngứa tuyến vú do viêm vú thường được điều trị bằng kháng sinh hoặc kháng nấm dạng kem. Các cách khác có thể giúp bạn giảm các triệu chứng viêm vú bao gồm:
>>> Bạn có thể tham khảo: Đi tìm lời giải cho thắc mắc nhũ hoa như thế nào là bình thường
Bệnh Paget vú và ung thư vú có thể được điều trị bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau như:
Hóa trị và xạ trị đều có tác dụng tiêu diệt hoặc thu nhỏ tế bào ung thư.
Nếu đã tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa tuyến vú hay ngứa núm vú, bạn sẽ có cách chăm sóc da để giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa cơn ngứa trong tương lai.
Thường thì chứng ngứa núm hay tuyến vú sẽ giảm sau khi bạn thăm khám và chữa trị các nguyên nhân gây ngứa của mình. Những cách khác bạn có thể áp dụng để giảm nhẹ cơn ngứa là dùng thuốc không kê đơn và chăm sóc da bằng cách tắm rửa bằng xà phòng nhẹ cùng nước ấm.
Bạn cũng có thể dùng kem dưỡng da không chứa các chất tạo mùi hay tạo màu nhân tạo để giảm nhẹ các triệu chứng. Các loại thuốc bôi tại chỗ có corticosteroid cũng có thể giúp giảm viêm, bớt ngứa. Nếu bị ngứa do dị ứng, bạn cũng có thể tránh các chất gây dị ứng cho mình để tránh bị ngứa.
Nếu tuyến vú hoặc núm vú không hết ngứa sau một vài ngày hoặc thậm chí cơn ngứa ngày càng tệ, bạn cần đi khám. Đặc biệt, bạn nên đi khám ngay nếu gặp các triệu chứng như:
Nếu bạn đang cho con bú và bị đau hay gặp các triệu chứng viêm vú khác thì cũng cần đi khám.
>>> Bạn có thể tham khảo: Ngứa nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu?
Một thói quen chăm sóc da đúng cách và cẩn thận có thể ngăn ngừa tình trạng ngứa núm hay ngứa tuyến vú do viêm da dị ứng.
Đối vối phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể phòng ngừa viêm vú bằng cách hút sạch sữa trong vú ra sau khi cho con bú. Các cách phòng ngừa khác bao gồm:
Núm vú bị ngứa có sao không? Tình trạng ngứa đầu ti có thể biến mất sau khi bạn dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc da đúng cách hơn. Tuy nhiên, cơn ngứa có thể là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư. Vậy nên, bạn hãy đi khám ngay khi cơn ngứa đi kèm các thay đổi nghiêm trọng ở ngực như sưng, nổi mẩn đỏ hay tiết dịch nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!