backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Tại sao chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm? Làm sao cho hết thâm?

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi · Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 21/06/2024

Tại sao chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm? Làm sao cho hết thâm?

Nhiều phụ nữ trẻ cảm thấy lo lắng về tình trạng chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm. Vậy tại sao vùng kín bị thâm khi chưa quan hệ tình dục? Cách khắc phục thế nào?

Có thể bạn sẽ hoang mang khi nhận thấy môi bé và bên trong âm đạo sẫm màu hoặc thâm đen. Thậm chí, môi âm hộ của bạn giãn và dài ra bất thường dù trước đó chưa từng quan hệ tình dục. Liệu đây có phải là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn? 

Chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm có phải do bệnh lý không?

Trong đa số các trường hợp, tình trạng cô bé bị thâm nhưng không đi kèm với những triệu chứng khác thì không đáng lo ngại. Nếu cô bé bị thâm đi kèm với những triệu chứng khác như ngứa, đau rát, tiểu buốt… thì có thể là dấu hiệu bệnh lý cần được bác sĩ chẩn đoán. 

Vì sao chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm và dài? Khi nữ giới bước vào giai đoạn dậy thì, âm hộ và môi âm hộ sẽ phát triển lớn hơn và sẫm màu hơn. Ngoài ra, giống như sự đa dạng trên cơ thể con người, bộ phận sinh dục của mỗi người sẽ có những đặc điểm khác nhau về hình dạng, kích cỡ và màu sắc.

Bạn có thể quan tâm:

Thủ dâm có làm cô bé bị thâm sần không?

Thủ dâm hoặc quan hệ tình dục không làm thay đổi màu sắc của âm đạo hoặc môi âm hộ. Vậy tại sao chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm?

Nguyên nhân chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm 

chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm
Quan hệ tình dục không làm thâm âm đạo hoặc môi âm hộ – Ảnh minh họa

Sau đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho cô bé bị thâm và những cách khắc phục cụ thể.

1.  Chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm do cơ địa và nội tiết tố

Tại sao chưa quan hệ mà cô bé bị thâm? Nguyên nhân có thể là do nội tiết tố. Theo nghiên cứu, hormone estrogen sẽ giải phóng hắc tố, gây ra tình trạng thâm đen ở môi âm hộ. Khi bạn dậy thì (hoặc mãn kinh, mang thai), nồng độ estrogen tăng đột ngột khiến âm đạo thâm hoặc sậm màu hơn.

Sự thay đổi nội tiết tố không chỉ làm âm đạo bị thâm mà còn có thể khiến vùng da quanh nhũ hoa và hậu môn thay đổi màu sắc sang sẫm màu hoặc thâm đen.

Bí quyết cho bạn
Trong trường hợp này, bạn cần duy trì một lối sống để cân bằng nội tiết tố, bao gồm:
  • Ngủ đủ giấc
  • Giảm căng thẳng 
  • Tập thể dục đều đặn
  • Ăn uống điều độ và đủ chất
  • Hạn chế thức ăn nhanh và đồ ăn nhiều đường.

2. Cô bé thâm khi chưa quan hệ do lão hóa

Dù bạn có quan hệ tình dục hay không, cô bé vẫn sẽ sẫm màu và lão hóa theo thời gian. Lão hóa có thể khiến cô bé chuyển từ màu hồng nhạt sang màu nâu đậm hơn, và gây ra những đốm đen ở vùng kín.

Ngoài ra, lão hóa cũng là nguyên nhân khiến môi âm hộ của bạn bị giãn và dài ra. Vậy phải làm sao trong trường hợp này?

Cách khắc phục cô bé bị thâm
Da sạm màu theo tuổi tác là hiện tượng tự nhiên. Bạn không thể kiểm soát và điều trị dứt điểm. Tuy vậy, bạn có thể làm chậm quá trình lão hóa này bằng cách: thường xuyên dưỡng ẩm cho âm hộ, sống lành mạnh và ăn uống đủ chất.

3. Cô bé bị thâm khi chưa quan hệ do vệ sinh sai cách

vì sao cô bé bị thâm khi chưa quan hệ
Vệ sinh vùng kín sai cách cũng có thể là yếu tố khiến cô bé bị thâm dù bạn chưa từng quan hệ tình dục

Nếu bạn đang tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm, đừng bỏ qua yếu tố vệ sinh vùng kín. Vệ sinh cô bé sai cách có thể khiến cô bé trở nên sẫm màu dù bạn không quan hệ tình dục.

  • Vệ sinh không kỹ. Vùng kín thường xuyên ẩm ướt và không được làm sạch đúng cách sẽ là cơ hội để vi khuẩn phát triển viêm nhiễm và gây thâm sạm trên da.
  • Vệ sinh quá mức. Việc thụt rửa sâu trong âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa quá mạnh (xà phòng tắm, xà phòng rửa tay,…) khiến âm đạo mất đi độ ẩm tự nhiên. Từ đó tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến cô bé bị thâm.
Cách khắc phục cô bé bị thâm
Bạn hãy đảm bảo vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách. Đặc biệt, bạn hãy chú ý: Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không hương liệu; không thụt rửa vào âm đạo; lau khô vùng kín sau khi vệ sinh.

4. Vì sao vùng kín bị thâm khi chưa quan hệ? Ma sát, mặc quần áo quá chật

Việc mặc quần lót chật có thể gây kích ứng và làm trầy xước vùng da xung quanh âm đạo. Điều này góp phần gây ra chứng tăng sắc tố da và khiến cô bé bị thâm sẫm.

Cách khắc phục cô bé bị thâm
Để tránh việc chưa quan hệ nhưng cô bé đã bị thâm, bạn hãy:
  • Mặc đồ lót thoải mái, vừa vặn
  • Chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi.

Tìm hiểu thêm: Âm vật là gì? Vị trí âm vật và cách chăm sóc âm vật khỏe

Khi nào nên gặp bác sĩ?

vì sao cô bé bị thâm khi chưa quan hệ

Nếu bạn thấy tự ti về việc chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm sạm, hãy biết rằng: Đây là một việc hoàn toàn bình thường của cơ thể. Bạn không nhất thiết phải bận tâm về điều đó.

Tuy nhiên, hãy đến khám phụ khoa nếu như tình trạng cô bé bị thâm khi chưa quan hệ đi kèm những triệu chứng khác như: 

  • Ngứa vùng kín và có mùi khó chịu
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Đau rát, sưng tấy vùng kín
  • Đau buốt khi đi vệ sinh.

Nếu bạn muốn làm hồng vùng kín bằng những phương pháp thẩm mỹ, hãy đảm bảo bạn được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa uy tín, và bạn đã biết về Trẻ hóa vùng kín: Những nguy cơ tiềm ẩn.

Phòng ngừa tình trạng cô bé bị thâm dù chưa quan hệ tình dục

chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm

Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thâm vùng kín, vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm và giảm thiểu việc cô bé bị thâm khi chưa quan hệ tình dục bằng những cách sau:

Bạn có thể quan tâm:

Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc: Tại sao chưa quan hệ mà cô bé bị thâm? Đa phần nguyên nhân xuất phát từ sự phát triển và lão hóa tự nhiên của cơ thể. Song tình trạng bị thâm vùng kín dù chưa quan hệ đi kèm với các biểu hiện bất thường khác, bạn cần được bác sĩ thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân.

Bạn có thể tham gia cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của Hello Bacsi để trao đổi, tìm hiểu thêm nhiều vấn đề sức khỏe mà cộng đồng đang quan tâm.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 21/06/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo