backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng viên đặt phụ khoa

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 30/01/2023

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng viên đặt phụ khoa

Viên đặt phụ khoa (hay viên đặt âm đạo, thuốc đặt viên đạn) là một trong những dạng thuốc phổ biến khi chữa trị những vấn đề về sức khỏe phụ khoa ở phụ nữ. Khi bác sĩ chỉ định chữa trị bệnh bằng viên đặt phụ khoa, cách sử dụng viên đặt phụ khoa sao cho đúng là mối quan tâm chung của nhiều chị em.

Bên cạnh hướng dẫn chi tiết cách đặt thuốc phụ khoa, bài viết cũng đề cập đến những lưu ý khi dùng viên đặt âm đạo.  Đặc biệt, những biểu hiện thường gặp sau khi đặt thuốc phụ khoa cũng là điều bạn cần biết để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. 

Viên đặt phụ khoa là gì?

Viên đặt phụ khoa  là một dạng thuốc bào chế chuyên dụng để đưa trực tiếp vào âm đạo phụ nữ. Viên đặt phụ khoa đa dạng về kích cỡ và hình dạng, nhưng phổ biến nhất là dạng thuốc hình viên đạn.

Thuốc đặt phụ khoa viên đạn thường tan chảy sau khi được đặt vào bên trong âm đạo và được cơ thể hấp thụ trực tiếp. Viên đặt phụ khoa được chỉ định nhờ khả năng hòa tan nhanh, và hầu như không gây buồn nôn, nôn do kích ứng dạ dày khi dùng thuốc uống.

>> Mời bạn tìm hiểu: Thuốc đặt âm đạo – Công dụng và cách dùng viên đặt âm đạo

Viên đặt phụ khoa chữa bệnh gì?

thuốc đặt âm đạo

Thuốc đặt phụ khoa được sử dụng khi nào? Thông thường, viên đặt phụ khoa được sử dụng với mục đích ngăn nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm ở âm đạo, và ngăn khô âm đạo.

Đối với thuốc đạn tránh thai chứa chất diệt tinh trùng, thuốc đặt phụ khoa còn có chức năng ngừa thai. Tuy nhiên, thuốc đặt phụ khoa dạng này có hiệu quả tránh thai thấp hơn so với những phương pháp khác như: cấy que, thắt ống dẫn trứng, đặt vòng tránh thai,…

Hướng dẫn cách sử dụng viên đặt phụ khoa 

Khi bạn áp dụng đúng cách dùng viên đặt phụ khoa, thuốc sẽ dễ dàng đi vào âm đạo và không gây đau đớn. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn chi tiết sau đây để đặt thuốc phụ khoa cho chính mình hoặc người khác.

Bước 1. Chuẩn bị và vệ sinh vùng kín

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn. Hãy chắc chắn bạn đã làm sạch cả phần móng tay của mình.
  • Nhẹ nhàng vệ sinh âm đạo bằng nước ấm. Bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhưng hãy chọn loại không có hương liệu và có độ pH từ 3.5 – 4.
  • Lau khô vùng kín bằng khăn sạch
  • Mở vỏ ngoài của viên đặt phụ khoa như hình minh họa.
  • Hướng dẫn cách sử dụng viên đặt phụ khoa

    Bước 2. Đưa viên đặt phụ khoa vào âm đạo

    1. Dùng tay sạch đặt viên thuốc vào dụng cụ đặt thuốc như hình minh họa.

    Hướng dẫn cách sử dụng viên đặt phụ khoa

    1. Chọn tư thế phù hợp và thoải mái. Với tư thế nằm ngửa, bạn co hai chân cong về phía bụng, tư thế này sẽ giúp lộ cửa âm đạo. Với tư thế đứng, bạn cong đầu gối và dang hai bàn chân cách nhau.
    Tư thế nằm sẽ phù hợp với người được người thân hoặc nhân viên y tế giúp đưa viên đặt phụ khoa vào âm đạo. Tư thế đứng cong đầu gối được khuyên dùng nếu bạn tự đặt thuốc phụ khoa cho chính mình.

    cách dùng viên đặt phụ khoa

    1. Nhẹ nhàng đưa dụng cụ đặt thuốc vào âm đạo đến độ sâu mà bạn có thể chịu được mà không cảm thấy khó chịu. Nhấn pít tông của dụng cụ càng xa càng tốt để đẩy viên thuốc vào sâu trong âm đạo.
    2. Nếu dụng cụ đặt thuốc của bạn là loại tái sử dụng, hãy làm sạch dụng cụ với xà phòng và nước sạch theo chỉ dẫn trên bao bì. Nếu nó không thể tái sử dụng, bạn hãy vứt nó vào đúng nơi quy định.

    Bước 3. Chờ thuốc tan và vệ sinh âm hộ

    Ngay khi vừa đặt thuốc thành công theo hướng dẫn cách sử dụng viên đặt phụ khoa trên, bạn nên nằm nghỉ vài phút để thuốc ngấm và tránh tình trạng thuốc bị đẩy ra ngoài. Để tránh bị vương thuốc ra quần lót, bạn có thể dùng băng vệ sinh (tuyệt đối không dùng tampon vì thuốc sẽ bị hút và không thể phát huy tác dụng).

    Tùy vào loại thuốc và nhiệt độ cơ thể của bạn, thuốc đặt phụ khoa sẽ tan hết trong 10-30 phút. Sau khi thuốc đã tan, bạn có thể vệ sinh âm hộ để loại bỏ những bã thuốc còn sót lại. 

    >> Gợi ý cho bạn: Chi tiết cách vệ sinh vùng kín sau khi sử dụng viên đặt phụ khoa

    Lưu ý khi dùng viên đặt phụ khoa

    Bên cạnh việc áp dụng đúng cách sử dụng viên đặt phụ khoa, một số mẹo và lưu ý sao có thể giúp bạn đưa thuốc đặt phụ khoa dễ dàng và an toàn hơn, bao gồm:

    • Thuốc đặt âm đạo có thể rò rỉ. Vì vậy, bạn có thể áp dụng cách dùng viên đặt phụ khoa trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chỉ định khung giờ đặt thuốc phụ khoa cụ thể, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Nhúng nhanh thuốc đặt phụ khoa vào nước sạch trước khi sử dụng sẽ giúp bạn đưa thuốc vào âm đạo dễ dàng hơn.
    • Bảo quản thuốc đặt phụ khoa nơi thoáng mát để thuốc đạn đặt phụ khoa không bị tan chảy. Bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để xem có cần bảo quản thuốc trong tủ lạnh hay không.

    >> Gợi ý cho bạn: Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì quan hệ được? 

    Lưu ý khi sử dụng viên đặt phụ khoa


    Bạn nên tuân thủ những lưu ý sau đây để đảm bảo cách sử dụng viên đặt phụ khoa an toàn và hiệu quả, bao gồm:
    • Nên dùng thuốc ít nhất 10-15 phút trước khi quan hệ tình dục để thuốc có thời gian tan chảy và phát huy tác dụng (đối với thuốc đặt phụ khoa ngừa thai).
    • Không nên quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm nhiễm phụ khoa bằng thuốc đặt âm đạo.
    • Không sử dụng tampon sau khi bạn dùng thuốc đặt phụ khoa. Thông thường, bạn có thể dùng viên đặt phụ khoa trong kỳ kinh nguyệt, nhưng tốt nhất bạn nên dùng băng vệ sinh để tránh tình trạng thuốc bị hấp thụ vào bông thấm.
    • Không tăng gấp đôi liều lượng nếu bạn quên đặt thuốc theo chỉ định. Thay vào đó, bạn hãy đợi và sử dụng liều thuốc tiếp theo.
    • Không thụt rửa vào âm đạo khi đang điều trị bằng thuốc đặt phụ khoa.

    Tác dụng phụ khi dùng thuốc đặt phụ khoa

    Sau khi đặt thuốc đặt phụ khoa, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến không đáng lo ngại, nhưng bạn cũng có thể gặp những triệu chứng nguy hiểm nên được hỗ trợ y tế. Sau đây là một số biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa bạn có thể gặp phải:

    Đối với viên đặt phụ khoa chứa progesterone, những tác dụng phụ phổ biến bạn không cần đi khám ngay: Đau lưng; thay đổi tâm trạng; tăng khẩu vị; tích nước; buồn nôn ói mửa; đau bụng hoặc đầy hơi…

    Đối với viên đặt phụ khoa có chứa terconazole để trị nhiễm trùng do nấm men, những tác dụng phụ phổ biến bạn không cần đi khám ngay: Đau đầu; kích ứng âm đạo, ngứa hoặc rát; đau bụng kinh…

    Đối với viên đặt phụ khoa có chứa clindamycin để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, tác dụng phụ phổ biến bạn không cần đi khám ngay là kích ứng âm đạo nhẹ (ngứa, rát, nóng không kéo dài).

    Khi nào nên đi khám?

    lưu ý khi áp dụng cách sử dụng thuốc đặt phụ khoa

    Sau khi đặt thuốc phụ khoa, nếu như bạn gặp những tình trạng sau, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

    Đối với viên đặt phụ khoa có chứa progesterone, bạn hãy cẩn thận với các triệu chứng:

    • Chảy máu âm đạo bất thường
    • Phát ban da, nổi mề đay, sưng mặt, môi hoặc lưỡi
    • Thay đổi mô vú, hoặc tiết dịch, hoặc tức ngực
    • Các triệu chứng giống như cúm
    • Đau bụng trên bên phải
    • Chán ăn, buồn nôn
    • Nhức đầu dữ dội
    • Đau, sưng, nóng ở chân
    • Nước tiểu đậm màu, hoặc phân sáng màu
    • Các vấn đề khác về khả năng giữ thăng bằng, nói chuyện, đi lại.

    Đối với viên đặt phụ khoa chứa terconazole, bạn hãy đi khám nếu bạn có những biểu hiện này sau khi đặt thuốc phụ khoa như:

    • Tiểu buốt, hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu
    • Đau âm đạo.

    Đối với viên đặt phụ khoa chứa clindamycin, bạn hãy cẩn thận với các triệu chứng:

    • Sốt trên 37°C
    • Tiêu chảy nặng
    • Tiết dịch âm đạo bất thường, ngứa hoặc có mùi hôi
    • Phản ứng dị ứng: Phát ban da; ngứa; nổi mề đay; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc cổ họng.

    Như vậy, bài viết đã mang đến cho bạn hướng dẫn chi tiết cách sử dụng viên đặt phụ khoa. Khi được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng chỉ định, công dụng của thuốc đặt phụ khoa sẽ phát huy nhanh chóng nhờ khả năng hòa tan nhanh vào máu. Hy vọng những thông tin Hello Bacsi mang đến hữu ích cho bạn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Đài Trương


    Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 30/01/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo