backup og meta

7 điều bác sĩ phụ khoa muốn chị em phụ nữ biết

7 điều bác sĩ phụ khoa muốn chị em phụ nữ biết

Nếu bạn có một vài vấn đề vướng mắc về các triệu chứng phụ khoa, tần suất khám phụ khoa và việc chuẩn bị cho mỗi lần khám thì những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có được những buổi thăm khám hiệu quả.

Lên lịch kiểm tra sức khỏe mỗi năm một lần

Bạn nên gặp các bác sĩ phụ khoa ngay cả khi các xét nghiệm và HPV của bạn đều cho kết quả âm tính. Các xét nghiệm tầm soát ung thư như PAPS (xét nghiệm cổ tử cung) và chụp quang tuyến vú chỉ là một phần trong quá trình kiểm tra. Đối với phụ nữ, việc khám xương chậu và khám vú hàng năm khá quan trọng vì nó giúp bạn phát hiện ra u xơ tử cungu nang buồng trứng. Các bác sĩ cũng sẽ lưu lại bất kỳ thay đổi nào xảy ra trong mỗi chu kì kinh nguyệt, biện pháp tránh thai bạn đang dùng, cũng như các vấn đề về lối sống của bạn như cân nặng và hút thuốc. Vì vậy, đặt lịch tái khám định kì hàng năm là việc vô cùng cần thiết đối với chị em phụ nữ.

Bạn không cần phải dọn hoặc cạo sạch sẽ vùng dưới

Các bác sĩ phụ khoa cho rằng chị em phụ nữ không nên quá cân nhắc việc wax hoặc cạo lông trước khi đi kiểm tra phụ khoa hay thụt rửa chỉ vì lo ngại có mùi ở vùng kín. Hành động này sẽ gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, việc vệ sinh vùng kín quá kĩ sẽ làm nhiễm trùng bộ phận sinh dục vì nó thay đổi sự cân bằng của các vi trùng tốt và axit khỏe mạnh trong âm đạo. Do vậy bạn hãy cứ để mọi thứ thật tự nhiên.

Hãy chú ý đến dịch tiết âm đạo

Một trong những thắc mắc thường gặp của chị em phụ nữ là liệu dịch tiết âm đạo của họ có bình thường hay không. Nếu âm đạo của bạn có màu trong, hoàn toàn không ngứa và không có mùi hôi thì điều đó có thể vẫn ổn. Nhưng tốt nhất là bạn nên theo dõi dịch tiết âm đạo của mình trong vòng một tháng bởi vì khí hư có lợi cho sức khỏe sẽ thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, khi cảm thấy khí hư tiết ra không giống bình thường, bạn hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay, vì có thể bạn đã bị nhiễm nấm. Bệnh này xuất hiện khi trong âm đạo của bạn có quá nhiều vi khuẩn hoặc cũng có thể do lây truyền qua đường tình dục. Bệnh nhiễm trùng thường làm “cô bé” của bạn có mùi rất tanh hoặc hôi, kèm theo ngứa hoặc bỏng rát.

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn phải nhớ những thay đổi bất thường trong vòng 2-3 tuần trước khi sự tiết dịch bắt đầu. Khi bạn cung cấp càng nhiều manh mối về những vấn đề như bạn tình, quan hệ tình dục an toàn hay sử dụng thuốc, các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách điều trị tốt hơn.

Bạn không cần phải chịu đựng cơn đau bụng kinh

Đau bụng kinh và cảm giác khó chịu khi hành kinh là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau bán tại các nhà thuốc tây, nhưng nếu bạn vẫn không khỏi hoặc thậm chí càng đau nặng hơn, bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Sử dụng thuốc ngừa thai và đặt dụng cụ tử cung có thể làm giảm các cơn co thắt hoặc thậm chí ngừng chảy máu. Bạn cũng nên yêu cầu bác sĩ hỗ trợ thêm thông tin về axit tranexamic (Lysteda), một loại thuốc giúp kiềm chế việc ra máu quá nhiều trong chu kì kinh nguyệt.

Vòng tránh thai không chỉ dành cho phụ nữ sau sinh

Các dụng cụ tránh thai đặt ở tử cung giúp đem lại sự thoải mái và hiệu quả cho phụ nữ. Vì vậy, đây là một trong những phương pháp hàng đầu mà các bác sĩ nữ phụ khoa tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn có quan niệm chỉ dùng đến các dụng cụ này sau khi đã có con.

Thanh thiếu niên và những phụ nữ trẻ cũng được khuyến khích sử dụng các dụng cụ ngừa thai có tác dụng lâu dài, bao gồm đặt vòng và phương pháp cấy mô dưới da.

Âm đạo mỗi người là khác nhau

Phần lớn phái nữ đều quan tâm về sự khác biệt của “cô bé” nhưng sự thật là phần dưới của mọi người đều rất khác nhau. Tất cả những sự khác biệt như môi âm hộ không đối xứng, có nhiều nếp gấp da và những vết rạn là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bạn có bất cứ dấu hiệu lạ, như nốt ruồi, cục u hoặc thương tổn nào đấy thì bạn nên đến gặp bác sĩ nhé.

Các bác sĩ luôn chào đón bạn

Bác sĩ phụ khoa sẽ không đánh giá bạn qua những câu chuyện về những lần ân ái mà bạn kể. Họ chỉ đơn giản muốn biết đầy đủ thông tin về những lần quan hệ trước của bạn để có thể dự đoán nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh lây qua đường tình dục, từ đó các bác sĩ có thể đề xuất biện pháp ngừa thai phù hợp cho bạn.

Trong trường hợp bạn cảm thấy các bác sĩ đang phán xét câu chuyện của mình thì hãy tìm đến một bác sĩ mới.

Những vấn đề phụ khoa thường rất nhạy cảm và khó tâm sự. Tuy nhiên, khi bạn tìm đến bác sĩ và trải lòng với họ, họ sẽ giúp bạn giải tỏa lo lắng, giúp bạn yên tâm và luôn sống khỏe mạnh.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

7 Things Your Gynecologist Wants You to Know. www.webmd.com/women/features/things-gynecologist-wants-you-know#2. Ngày truy cập 28/10/2016

Ten things your gynecologist wants you to know. www.verilymag.com/2015/05/womens-health-things-your-obgyn-wants-you-to-know. Ngày truy cập 28/10/2016

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Mạnh Thắng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Yến Vy


Bài viết liên quan

Vùng kín nổi mụn ngứa nguyên nhân do đâu và cách điều trị?

Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? 6 nguyên nhân thường gặp 


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo