7. U nang tuyến vú

U nang vú (cysts) có thể di chuyển trong núi đôi và có xu hướng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Những u nang dạng bọng chứa đầy dịch lỏng này có thể trở nên lớn hơn và gây ra nhiều đau đớn trước chu kỳ kinh nguyệt.
U nang là những nốt sần. Người bệnh có thể cảm nhận được chúng khi chúng đủ lớn hoặc nhìn thấy chúng khi siêu âm. U nang vú không cần phải được điều trị, trong trường hợp chúng gây ra những khó chịu, sử dụng một chiếc kim có thể giúp lấy dịch lỏng trong u nang ra.
U nang vú không làm tăng nguy cơ bị ung thư vú ngoại trừ trường hợp các u nang phức tạp chứa cả dịch lỏng và các thành phần rắn. U nang vú cần được sinh thiết để đảm bảo không có nguy cơ gây ra ung thư.
8. U tuyến vú
U tuyến vú (adenosis) là căn bệnh lành tính xảy ra khi các thùy hay còn gọi là các tuyến tạo sữa bên trong núi đôi trở nên lớn hơn và tăng sinh. U tuyến vú thường tìm thấy một cách tình cờ khi bác sĩ tiến hành sinh thiết u nang hoặc xơ hóa.
Rất khó để có thể cảm nhận được sự xuất hiện của u tuyến vú nếu không thực hiện các xét nghiệm hình ảnh. Việc phân biệt u tuyến vú và ung thư vú dựa trên kết quả chẩn đoán hình ảnh cũng khá khó khăn, vì vậy cần tiến hành sinh thiết u tuyến vú để loại trừ khả năng bị ung thư vú.
Nếu không có dấu hiệu ác tính trên sinh thiết, u nang tuyến vú không cần phải điều trị. Một số thùy cũng chứa các mô sẹo. Tình trạng này được gọi là u tuyến vú xơ cứng, có thể gây đau.
9. U xơ tuyến vú
U xơ tuyến vú (fibroadenomas) được tạo thành từ mô tuyến và mô liên kết. U xơ tuyến vú thường tròn, cứng hoặc mềm đàn hồi và có thể di chuyển bên trong núi đôi nhưng chúng thường không gây đau đớn.
Các chuyên gia không biết nguyên nhân nào gây ra u xơ tuyến vú, nhưng nội tiết tố estrogen có thể là một yếu tố. Nếu phụ nữ dùng thuốc tránh thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc có thai, u xơ tuyến vú sẽ trở nên lớn hơn.
U xơ tuyến vú cũng thường có xu hướng biến mất sau khi mãn kinh. Một số u xơ tuyến vú có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú và cần được kiểm soát và đôi khi cần phải được loại bỏ.
10. Bệnh viêm vú

Bệnh viêm tuyến vú (mastitis) thường được chẩn đoán ở các bà mẹ cho con bú do nhiễm trùng. Tình trạng tắc tia sữa hoặc một vết rách nhỏ ở vú khiến vi khuẩn có thể xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm trùng này. Ngoài bị sưng, nếu bạn bị viêm vú, núi đôi của bạn có thể bị đau, đỏ hoặc cảm thấy nóng ran khi chạm vào. Một số phụ nữ có các triệu chứng giống như cảm cúm và bị đau đầu.
Bệnh viêm vú không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, nhưng có thể khiến bạn nhầm lẫn với ung thư vú dạng viêm. Nếu không thể kiểm soát bệnh viêm vú bằng kháng sinh, bạn có thể phải làm sinh thiết da để đảm bảo không bị khối u ác tính.
11. Bệnh tăng sản
Tăng sản (hyperplasia) là tình trạng phát triển quá mức của các tế bào trong ống dẫn hoặc tuyến sữa trong núi đôi. Bệnh có thể chia làm tăng sản ống hoặc tăng sản thùy dựa trên cấu trúc tế bào phát hiện được dưới kính hiển vi. Tăng sản không phải là ung thư vú, nhưng một số dạng tăng sản có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Dạng tăng sản bình thường với các tế bào trông bình thường không làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Tuy nhiên, dạng tăng sản bất thường với các tế bào trông không bình thường khi quan sát dưới kính hiển vi có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú tới 5 lần.
Nếu bị tăng sản có thể thấy qua xét nghiệm hình ảnh hoặc làm sinh thiết, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm cách kiểm soát nguy cơ bị ung thư vú.
12. Ung thư vú

Có rất nhiều dạng ung thư vú khác nhau. Mỗi người có thể mắc một dạng ung thư vú khác với những bệnh nhân bị ung thư vú khác.
Về cơ bản, ung thư vú là một sự thay đổi bất thường và liên tục tái tạo xảy ra ở các mô ngực. Một số phụ nữ có thể phát hiện thấy một khối u trong khi một số phụ nữ nhận thấy thay đổi trên da ngực hoặc núm vú. Điều đáng mừng là ngày nay, có rất nhiều liệu pháp điều trị ung thư vú. Điều trị ung thư vú cũng đặc hiệu cho từng cá thể.
Để xác định liệu pháp điều trị, các bác sĩ sẽ xem xét những yếu tố bao gồm: kích cỡ của khối u, khối u có di căn đến các hạch bạch huyết, khối u có thụ thể của estrogen, progesterone hay không và có biểu hiện protein HER2/neu hay không.
Núi đôi đau nhức, có tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn đến những biến chứng hoặc là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần chăm sóc đôi gò bồng đảo của mình mỗi ngày và đến bác sĩ kiểm tra khi xuất hiện các dấu hiệu lạ nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!