backup og meta

Rong kinh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa kinh nguyệt kéo dài

Rong kinh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa kinh nguyệt kéo dài

Rong kinh là gì? Đây là tình trạng kinh nguyệt kéo dài, một rối loạn phổ biến ở phụ nữ. Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày hoặc bị rong kinh cả tháng có sao không hay kinh nguyệt kéo dài phải làm sao? Phải xử lý thế nào để nhanh chóng có lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường? 

Nếu như việc bị kinh nguyệt kéo dài cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, điều này không bao giờ là bình thường. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu chung

Rong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là bệnh gì?

Rong kinh là gì? Rong kinh là tình trạng xuất huyết quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (thường là trên 7 ngày).

Phụ nữ tiền mãn kinh cũng xuất huyết nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh nguyệt của mình nhưng phần lớn không nghiêm trọng đến mức được chẩn đoán rong kinh. Bị rong kinh kéo dài hay kinh nguyệt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và vấn đề sinh hoạt thường ngày của bạn.

Những dấu hiệu rong kinh là gì?

Dấu hiệu bị rong kinh là xuất huyết nặng trong kỳ kinh nguyệt khiến bạn phải thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần do xuất huyết và tình trạng này tiếp diễn liên tục trong nhiều giờ.

Các dấu hiệu khác của rong kinh bao gồm:

  • Xuất huyết nặng liên tục trên 7 ngày
  • Kinh nguyệt thường xuyên kéo dài trên 10 ngày
  • Xuất huyết nặng bất thường trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không hoặc bị rong kinh cả tháng phải xử lý thế nào hoặc kinh nguyệt kéo dài phải làm sao? Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn nên đến bệnh viện ngay nếu có một trong các triệu chứng sau:

  • Xuất huyết quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt
  • Xuất huyết sau khi mãn kinh.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây ra rong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là gì?

Nguyên nhân khiến chị em bị rong kinh (nguyên nhân bị rong kinh)
Những nguyên nhân gây rong kinh

Hàng tháng, hormone sinh dục estrogen và progesterone cùng tác động làm nội mạc tử cung (thành trong tử cung) dày lên tạo điều kiện cho trứng đã được thụ tinh làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, phần thành nội mạc dày lên này sẽ bong ra và tạo thành kinh nguyệt. Nếu hai hormone này mất cân bằng, nội mạc tử cung được tạo ra quá dày, dẫn đến tình trạng xuất huyết nặng khi có kinh.

Một nguyên do gây mất cân bằng hormone là do rối loạn chức năng tử cung. Khi đó, quá trình rụng trứng không diễn ra nên hormone progesterone không được sản sinh.

Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không? Câu trả lời là CÓ. Rong kinh có thể là dấu hiệu của một số những bệnh lý khác. Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến rong kinh bao gồm:

>> Đọc thêm: Rong kinh có nguy hiểm không? Đừng chủ quan với những rủi ro tiềm ẩn

Nguy cơ mắc phải rong kinh là gì?

rong kinh kéo dài phải làm sao

Những ai thường mắc phải rong kinh?

Khoảng 9 đến 14% phụ nữ bị rong kinh. Trong đó, có 90% trường hợp rong kinh rơi vào những bé gái mới bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì (mới có kinh trong vòng 1 năm) và phụ nữ trung niên tiền mãn kinh (từ 40 đến 50 tuổi).

Bạn có thể hạn chế khả năng mình bị rong kinh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ rong kinh (kinh nguyệt kéo dài)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh rong kinh bao gồm:

  • Vừa mới bắt đầu có kinh
  • Gần đến tuổi mãn kinh
  • Có polyp tử cung
  • Bị u xơ tử cung
  • Ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc ung thư buồng trứng
  • Bị rối loạn đông máu hoặc rối loạn xuất huyết di truyền
  • Đang điều trị bệnh bằng thuốc kháng viêm chứa steroid.

Điều trị hiệu quả

rong kinh

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh rong kinh (kinh nguyệt kéo dài)

Bác sĩ chẩn đoán rong kinh dựa trên tiền sử, khám thực thể và xét nghiệm máu (kiểm tra thiếu máu). Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể mất máu quá nhiều, khiến bạn mệt mỏi và cảm thấy yếu ớt. Những xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:

  • Siêu âm
  • Thử PAP: các bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt của cổ tử cung để kiểm tra xem có những khác thường gì hay không
  • Sinh thiết nội mạc tử cung, nong nạo tử cung: mẫu mô nội mạc tử cung được lấy ra để kiểm tra ung thư
  • Soi ổ bụng: cho phép quan sát ổ bụng thông qua một đường rạch nhỏ
  • Chụp cản quang tử cung vòi trứng: một chất cản quang được đưa vào tử cung và ống dẫn trứng cho phép bác sĩ quan sát tử cung trên phim X-quang
  • Soi tử cung: dùng một ống kim loại gắn máy ghi hình đưa qua cổ tử cung đến tử cung để quan sát.

Phương pháp điều trị bệnh rong kinh (kinh nguyệt kéo dài)?

Các chị em bị rong kinh thường thắc mắc: Kinh nguyệt kéo dài phải làm sao, điều trị thế nào? Phương pháp điều trị rong kinh phụ thuộc vào nguyên nhân và ảnh hưởng của tình trạng rong kinh đối với sinh hoạt của bạn.

Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng thuốc hoặc các biện pháp phẫu thuật để can thiệp vào tình trạng rong kinh. Thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm có:

  • Thuốc ngừa thai
  • Thuốc bổ sung hormone (như progesterone)
  • Thuốc bổ sung sắt

>> Đọc thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Bị rong kinh uống thuốc gì cho nhanh hết?

Nếu việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả, bạn có thể cần được phẫu thuật. Những thủ thuật có thể được dùng bao gồm: nong nạo tử cung và soi tử cung.

Ngoài ra, còn có những biện pháp phẫu thuật khác để điều trị rong kinh. Tuy nhiên, các phương pháp này có nguy cơ gây vô sinh cao, thường chỉ dùng khi bạn lớn tuổi và không có nhu cầu sinh con. Đó là những phương pháp như:

  • Cắt đốt nội mạc tử cung
  • Nạo nội mạc tử cung
  • Cắt bỏ tử cung (gồm cả tử cung và cổ tử cung)

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế rong kinh

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến rong kinh:

  • Ăn thực phẩm giàu sắt
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
  • Cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

>> Đọc thêm: Rong kinh kéo dài phải làm sao? Mách nhỏ 3 cách kiểm soát tại nhà

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Menorrhagia
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/basics/risk-factors/con-20021959.
Ngày truy cập: 30/12/2022
Heavy Menstrual Bleeding | CDC
http://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html.
Ngày truy cập: 30/12/2022
Menorrhagia | Johns Hopkins Medicine
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/menorrhagia
Ngày truy cập: 30/12/2022
Menorrhagia – StatPearls – NCBI Bookshelf
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK536910/
Ngày truy cập: 30/12/2022
Heavy Menstrual Bleeding (Menorrhagia): Causes & Treatment
https://www.nhs.uk/conditions/heavy-periods/
Ngày truy cập: 30/12/2022
Heavy Menstrual Bleeding (Menorrhagia): Causes & Treatment
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17734-menorrhagia-heavy-menstrual-bleeding
Ngày truy cập: 30/12/2022

Phiên bản hiện tại

30/12/2022

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Trần Cẩm Tú


Bài viết liên quan

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi có kinh nguyệt: Những điều bạn cần biết!

Những điều cần biết về rong kinh tuổi dậy thì


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 30/12/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo