Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Bệnh thận mạn tính là tình trạng thận đã bị hỏng và không thể nào thực hiện các chức năng của nó để đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh.
Nếu bệnh thận ngày càng nặng hơn, các chất thải không được lọc sẽ tích tụ nhiều trong máu và làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể xuất hiện các biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu, xương yếu, sức khỏe dinh dưỡng kém và tổn thương thần kinh. Ngoài ra, bệnh thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu. Những vấn đề này có thể xảy ra từ từ trong một thời gian dài.
Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính có thể là do bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc các rối loạn khác. Bạn có thể ngăn bệnh thận tiến triển nặng hơn bằng cách phát hiện và điều trị bệnh sớm. Khi bệnh thận tiến triển, nó có thể dẫn đến suy thận và bạn cần phải thẩm tách hoặc cấy ghép thận mới có thể tiếp tục sống.
Hai nguyên nhân chính của bệnh thận mạn tính là bệnh tiểu đường và huyết áp cao, chiếm đến 2/3 các trường hợp. Tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn quá cao, gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả thận và tim mạch, cũng như các mạch máu, dây thần kinh và mắt. Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành của các mạch máu tăng lên. Nếu không kiểm soát hoặc kiểm soát kém, huyết áp cao có thể là nguyên nhân hàng đầu của nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, bệnh thận mạn tính cũng có thể gây ra huyết áp cao.
Các bệnh khác có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính là:
Hầu hết mọi người có thể không có bất kỳ triệu chứng gì nghiêm trọng cho đến khi bệnh thận của họ đã tiến triển nặng. Tuy nhiên, bạn có thể để ý đến những triệu chứng sau:
Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh thận mạn tính ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số người có nhiều khả năng mắc bệnh thận hơn so với những người khác. Nguy cơ mắc phải bệnh thận có thể cao hơn nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, có người thân ruột thịt bị suy thận. Nguy cơ cũng sẽ tăng lên nếu bạn là người lớn tuổi hoặc thuộc chủng tộc có tỷ lệ cao mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, chẳng hạn như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Châu Á, người sinh sống tại quần đảo Thái Bình Dương và người Mỹ bản địa (thổ dân da đỏ).
Bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng thận để giúp lập ra kế hoạch điều trị cho bạn. Các bác sĩ có thể làm như sau:
Bạn cũng có thể cần phải đến gặp chuyên gia về thận để trao đổi ý kiến về trường hợp của bạn cũng như cách kiểm soát bệnh.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chronic Kidney Disease (CKD) Basics. https://www.niddk.nih.gov/health-information/health-communication-programs/nkdep/a-z/kidney-disease-mean-for-me/Pages/default.aspx. Ngày truy cập: 29/8/2016.
ABOUT CHRONIC KIDNEY DISEASE. https://www.kidney.org/kidneydisease/aboutckd. Ngày truy cập: 29/8/2016.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!