Nhiều chị em gặp hiện tượng kinh nguyệt dai dẳng từ 10 đến 20 ngày gây nhiều bất tiện và lo lắng. Tình trạng này có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì nguy hiểm không? Kinh nguyệt kéo dài 20 ngày có sao không?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân vì sao gây ra tình trạng này và làm cách nào để khắc phục.
Thế nào là kinh nguyệt kéo dài?
Kinh nguyệt kéo dài (hay rong kinh) là tình trạng phụ nữ có số ngày hành kinh trên 7 ngày và lượng máu kinh có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
Dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (rong kinh): Xuất huyết liên tục trên 7 ngày – 10 ngày và có sự lặp lại ở mỗi chu kỳ.
Vậy kinh nguyệt kéo dài trên 15 ngày, trên 20 ngày có sao không? Dấu hiệu này cảnh báo điều gì và nguyên nhân do đâu?
Kinh nguyệt kéo dài 20 ngày có sao không? Nguyên nhân do đâu?
Kinh nguyệt kéo dài 15 – 20 ngày có sao không? Có gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe không?
Theo thông tin từ Hệ thống bệnh viện – Health Cleveland Clinic, tình trạng kinh nguyệt kéo dài thường do các nguyên nhân như căng thẳng, sự thay đổi nội tiết tố đột ngột, tác dụng phụ của thuốc, các vấn đề liên quan đến thai kỳ hoặc mắc các bệnh phụ khoa, cụ thể:
1. Stress
Chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng sức khỏe tinh thần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc thường xuyên đối mặt với các tình huống căng thẳng có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm trễ kinh hoặc hành kinh dai dẳng.
2. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Cả thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp đều có chung một tác dụng phụ là gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ nếu sử dụng thuốc không đúng cách .
Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp, tác dụng của thuốc là ngăn chặn quá trình rụng trứng hoặc ngăn chặn trứng đã thụ tinh làm tổ để ngừa thai. Chính vì vậy mà sau khi dùng thuốc bạn có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh nguyệt sau đó. Trong trường hợp kinh nguyệt của bạn không trở lại bình thường sau một tháng thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng.
3. Kinh nguyệt kéo dài do các bệnh lý phụ khoa
Kinh nguyệt kéo dài do các bệnh lý phụ khoa còn được gọi là kinh nguyệt kéo dài thực thể. Những bệnh phụ khoa có thể gây triệu chứng kinh nguyệt kéo dài bao gồm: U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)…
4. Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ gặp phải các triệu chứng như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, tâm trạng thay đổi thất thường. Trong thời kỳ này, nồng độ nội tiết tố estrogen, progesterone và khả năng sinh sản của bạn đã bắt đầu suy giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.
Cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt kéo dài 20 ngày
Bên cạnh việc gặp bác sĩ để được thăm khám khi kinh nguyệt kéo dài từ 15-20 ngày, chị em cũng cần lưu ý thực hiện theo các hướng dẫn sau khi gặp phải tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nói chung:
- Thay băng vệ sinh thường xuyên khoảng 2 – 4 giờ một lần tùy lượng máu kinh ra nhiều hay ít.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung sắt và vitamin E để giúp điều hòa kinh nguyệt
- Hạn chế làm việc nặng hay tập thể dục quá mức trong những ngày hành kinh
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia hoặc các đồ uống có cồn khác.
Các câu hỏi thường gặp
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có sao không?
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài gây mất máu rỉ rả, tình trạng này không chỉ gây cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản và sức khỏe vùng kín của phụ nữ.
Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ – NIH cho biết, các nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít kéo dài có thể là do:
- Polyp tử cung
- U xơ tử cung dưới niêm mạc
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Tác dụng phụ của vòng tránh thai nội tiết
- Các biến chứng khi đang mang thai hoặc do sẩy thai.
Kết luận
Tóm lại, kinh nguyệt kéo dài 15 – 20 ngày có sao không? Đây rất có thể dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến bệnh phụ khoa. Vậy nên tốt hơn hết là bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
[embed-health-tool-ovulation]