Không những vậy, đây còn là một rối loạn có tính di truyền và thường xảy ra chủ yếu đối với phụ nữ. Vì vậy, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh Graves, bạn cần cho bác sĩ biết điều này khi đi khám và làm xét nghiệm chẩn đoán cường giáp.
2. Phình giáp đa hạt có thể là nguyên nhân cường giáp
Phình giáp đa hạt là một tình trạng mà tuyến giáp quá phát triển và tạo ra các nhân giáp (còn gọi là u tuyến, hạt giáp, nốt tuyến giáp). Các u tuyến này sẽ tự tách ra khỏi phần còn lại của tuyến giáp và tạo thành các cục u (lành tính, không gây ung thư) có thể gây mở rộng tuyến giáp. Vì vậy, khi tuyến giáp có nhiều u tuyến thì chúng sẽ góp phần sản xuất hormone T4 nhiều hơn và gây ra cường giáp.
3. Viêm tuyến giáp
Đôi khi tuyến giáp của bạn có thể bị viêm sau khi mang thai, viêm do rối loạn miễn dịch hoặc thậm chí là không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm tuyến giáp, bạn có thể cảm thấy đau hoặc không. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể khiến lượng hormone do tuyến giáp sản xuất bị lưu trữ dư thừa và “rò rỉ” vào máu. Vì vậy mà viêm tuyến giáp cũng có thể là một trong những nguyên nhân cường giáp.
4. Tiêu thụ quá nhiều i-ốt
I-ốt là một khoáng chất mà tuyến giáp sử dụng để tạo ra các hormone. Vì vậy, nguyên nhân cường giáp xảy ra còn có thể do bạn tiêu thụ quá nhiều i-ốt từ chế độ ăn uống hoặc thuốc men. Trong đó, việc dùng thuốc chứa lượng i-ốt cao như Amiodarone cũng có thể gây ra cường giáp.
Cường giáp không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nào?

Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!