Xuất tinh bị đau: Dấu hiệu của 3 bệnh thường gặp ở nam giới

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 09/08/2022

    Xuất tinh bị đau: Dấu hiệu của 3 bệnh thường gặp ở nam giới
    Quảng cáo

    Tình trạng xuất tinh bị đau không những ảnh hưởng đến đời sống chăn gối mà còn có thể là dấu hiệu của 3 căn bệnh thường gặp ở nam giới.

    Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu tình trạng xuất tinh bị đau ở nam giới và cách xử lý để nhanh chóng lấy lại phong độ giường chiếu.

    Xuất tinh bị đau là tình trạng gì?

    Nam giới thường hưởng thụ cảm giác cơ thể đạt cực khoái khi xuất tinh. Tuy nhiên, một số trường hợp lại cảm thấy đau khi xuất tinh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu.

    Khi đàn ông xuất tinh, cơ bắp của họ co lại một cách đột ngột để phóng tinh trùng ra khỏi cơ thể từ tinh hoàn theo ống tiết niệu (ống dẫn tinh). Xuất tinh bị đau là hiện tượng bất kỳ một bộ phận nào như dương vật, niệu đạo, hội âm, bộ hạ hay phía trên âm nang phát sinh đau trong quá trình xuất tinh; còn gọi là giao hợp đau ở nam.

    Bất kì tình trạng nào khiến những bộ phận thúc đẩy quá trình xuất tinh hoặc các khu vực xung quanh bị viêm nhiễm đều có thể gây ra đau đớn và khó chịu ở dương vật, tầng sinh môn, tinh hoàn hoặc bao quy đầu.

    Tỉ lệ những lần đau đớn khi xuất tinh sẽ xuất hiện thường xuyên hơn ở những người trên 50 tuổi và ước tính khoảng 6% đàn ông trên thế giới đang phải chịu đựng tình trạng này.

    >>> Đọc thêm: Cách làm dương vật to và dài hơn

    Xuất tinh bị đau: Dấu hiệu của 3 bệnh lý thường gặp ở nam giới

    1. Xuất tinh bị đau do viêm tinh hoàn

    Viêm tinh hoàn có thể gây ra viêm nhiễm ở cả hai bên tinh hoàn. Tình trạng này thường xuyên diễn ra do mào tinh hoàn (bộ phận nối hai bên tinh hoàn với ống dẫn tinh) bị viêm. Viêm mào tinh hoàn còn xảy ra do bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng bao gồm chảy máu tinh dịch, xuất tinh bất thường, sốt, vùng bẹn bị đau, sưng bìu, thường xuyên đau đớn khi giao hợp hoặc xuất tinh.

    Để điều trị bệnh viêm tinh hoàn, bạn cần phải có sự kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau kèm với nghỉ ngơi.

    2. Viêm tuyến tiền liệt khiến nam giới bị đau khi xuất tinh

    Tuyến tiền liệt là cơ quan giúp sản sinh tinh dịch − chất dịch mang tinh trùng. Khi quan hệ tình dục, cơ bắp nam giới sẽ đột nhiên co lại và gửi tinh dịch từ tinh hoàn đến niệu đạo, nơi tinh trùng được xuất ra khỏi cơ thể. Bất kỳ điều kiện nào gây viêm hoặc nhiễm trùng các cấu trúc dẫn đến xuất tinh hoặc các cấu trúc xung quanh vùng nhạy cảm đều dẫn đến hiện tượng đau khi xuất tinh.

    Nói chung, các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt bao gồm đau trong khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, khó đi tiểu, đau vùng bụng, đau dương vật và xuất tinh đau đớn.

    Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn có thể được điều trị hiệu quả bằng việc uống kháng sinh. Trong trường hợp nặng, bạn cần phải được tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch.

    3. Xuất tinh bị đau: Dấu hiệu bệnh ung thư tuyến tiền liệt

    ung thư tuyến tiền liệt khiến nam giớixuất tinh bị đau

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới hầu hết các nước. Các triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt khác nhau giữa các cá nhân. Những triệu chứng thường gặp bao gồm:

    • Khó đi tiểu;
    • Ngắt dòng nước tiểu;
    • Đau bàng quang;
    • Đau trong khi đi tiểu;
    • Tiểu ra máu trong nước tiểu và xuất tinh có máu;
    • Đau ở lưng và xương chậu;
    • Đau trong lúc xuất tinh.

    Nếu bị ung thư tuyến tiền liệt, bạn nên chọn những phương pháp điều trị có sẵn. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh, bác sĩ mới có thể quyết định lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị có sẵn bao gồm phương pháp loại bỏ tuyến tiền liệt, xạ trị và liệu pháp hormone.

    Những nguyên nhân khác khiến nam giới xuất tinh bị đau

    Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác khiến nam giới xuất tinh bị đau như:

    • Viêm túi tinh: Khi bị viêm túi tinh, nam giới vẫn cảm thấy bình thường ở giai đoạn đầu ân ái. Nhưng đến khi cảm xúc dâng trào, túi tinh co bóp mạnh để phóng tinh thì bị đau đớn ở mức độ cao.
    • Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo là tình trạng viêm đau ở niệu đạo do vi khuẩn hay virus gây ra. Các vi khuẩn này gây nhiễm trùng đường tiểu và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu – là nguyên nhân khiến niệu đạo bị viêm đau. Ngoài ra, virus herpes simplex cũng là nguyên nhân gây ra viêm niệu đạo.
    • Nấm: Nhiễm nấm sẽ khiến tinh hoàn bị sưng, viêm tấy ở tuyến tiền liệt gây đau buốt trong khi quan hệ và xuất tinh.
    • Thuốc chống trầm cảm: Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thuốc chống trầm cảm có khả năng gây đau đớn khi xuất tinh như thuốc chống trầm cảm 3 vòng hay TCA (clomipramine, imipramine, desipramine, protriptyline, amoxapine), các chất gây ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hay SSRI (fluoxetine và venlafaxine) và MAOI (selegiline và moclobemide). Đối với tình trạng này, bác sĩ sẽ giảm liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc.

    Bên cạnh đó, nam giới cũng có nguy cơ bị đau đớn khi xuất tinh do chấn thương hay nhạy cảm với các chất diệt tinh trùng và dầu hay kem bôi trơn.

    Bạn nên làm gì nếu xuất tinh bị đau?

    nên làm gì khi xuất tinh bị đau

    Khi gặp tình trạng đau này, bạn nên chú ý xem mình đã từng bị đau như vậy lần nào hay chưa. Nếu đây là lần đầu tiên và đi tiểu không kèm theo cảm giác đau buốt thì có thể bạn đang gặp các thương tổn bên ngoài. Khi đó, bạn nên để “cậu nhỏ” trong trạng thái thả lỏng và tránh các va chạm, thậm chí nên tránh quan hệ trong một tuần. Bạn cũng lưu ý cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho “cậu nhỏ”, không nên mặc quần lót và quần dài quá chật vì sẽ khiến dương vật luôn ở trong trạng thái bị đè nén, khi quan hệ dễ gặp cảm giác đau.

    >>> Đọc thêm: Con trai có tới tháng không? Sự thật thú vị về ngày đèn đỏ của nam giới

    Nếu xuất tinh bị đau, bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Điều này sẽ giúp cho đời sống tình dục của bạn trở nên thăng hoa hơn.

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 09/08/2022

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo