Bàng quang (bọng đái) là một bộ phận thuộc hệ bài tiết có chức năng chứa nước tiểu từ thận trước khi thải ra ngoài. Đau bàng quang có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, sỏi thận, thậm chí là ung thư.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bàng quang (bọng đái) là một bộ phận thuộc hệ bài tiết có chức năng chứa nước tiểu từ thận trước khi thải ra ngoài. Đau bàng quang có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, sỏi thận, thậm chí là ung thư.
Vì bàng quang nằm ở giữa cơ thể nên đau tức bàng quang thường xuất hiện ở vùng trung tâm xương chậu hoặc bụng dưới. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem đau ở bàng quang là bệnh gì cũng như cách điều trị tình trạng đau tức bàng quang hiệu quả.
Đau bọng đái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Viêm bàng quang kẽ còn gọi là hội chứng đau bàng quang (Bladder pain syndrome – BPS), là một tình trạng mãn tính gây ra các triệu chứng tiết niệu đau đớn. Hội chứng này xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi.
Các biểu hiện của viêm bàng quang kẽ sẽ khác nhau tùy vào từng người bệnh. Một số dấu hiệu đau bàng quang thường gặp bao gồm:
Y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra viêm bàng quang kẽ. Mỗi người bệnh sẽ có một yếu tố kích hoạt khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:
>>> Bạn có thể quan tâm: Tiểu không tự chủ ở nam giới
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh ở các bộ phận trong đường tiết niệu như niệu đạo, bàng quang và thận. Ai cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng bệnh thường phổ biến hơn ở phụ nữ. Nếu không được điều trị, UTI có thể lan đến thận và máu, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Ngoài gây đau bọng đái, UTI còn có các triệu chứng khác như:
Hầu hết các trường hợp đau bóng đái đều không phải do ung thư bàng quang gây ra. Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn mà bạn cần lưu ý.
Dấu hiệu đầu tiên của ung thư bàng quang là đi tiểu ra máu. Bên cạnh đó, bệnh có thể ảnh hưởng đến thói quen đi vệ sinh của người bệnh, chẳng hạn như:
Ở giai đoạn tiến triển, ung thư bàng quang có thể được nhận biết bằng các triệu chứng sau:
Các triệu chứng của ung thư bàng quang thường bị nhầm lẫn với các vấn đề khác liên quan đến đường tiết niệu. Do đó, khi có các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng của mình.
Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành bên trong thận từ các khoáng chất là muối không tan có trong nước tiểu. Không chỉ hình thành ở thận, sỏi thận còn có thể di chuyển đến niệu quản và bàng quang. Niệu quản là ống nối thận với bàng quang, do đó việc sỏi thận bị mắc kẹt tại đây có thể khiến dòng nước tiểu bị ngăn cản, gây ra cảm giác đau bị đau bàng quan.
Dấu hiệu để nhận biết sỏi thận là cảm giác đau ở một bên lưng, có thể lan rộng đến phần bụng dưới và háng. Bên cạnh đó, sỏi thận còn gây ra các vấn đề như:
>>> Bạn có thể quan tâm: 8 triệu chứng sỏi thận bạn không thể bỏ qua
Phương pháp điều trị đau bàng quang sẽ được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây đau, cụ thể:
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho viêm bàng quang kẽ. Để kiểm soát các triệu chứng, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện các biện pháp sau:
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Do đó, để điều trị căn bệnh bàng quang này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thử một vài biện pháp điều trị không cần dùng thuốc như uống nhiều nước, chườm ấm ở lưng và bụng.
Phương pháp điều trị ung thư bàng quang sẽ được lựa chọn dựa vào loại ung thư, giai đoạn ung thư và các yếu tố khác. Các phương pháp chữa trị phổ biến nhất bao gồm:
>>> Bạn có thể quan tâm: Siêu âm bàng quang: Phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng
Phương pháp điều trị sỏi thận sẽ được lựa chọn dựa trên những yếu tố như loại sỏi thận, mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn và các triệu chứng cụ thể của người bệnh.
Đối với những viên sỏi có kích thước nhỏ, bác sĩ thường đề nghị người bệnh tiếp tục theo dõi từ 4 đến 6 tuần. Nếu sỏi thận có thể tự đi qua niệu đạo mà không gây nhiễm trùng và tắc nghẽn thì không cần điều trị.
Một số loại thuốc có tác dụng giúp sỏi thận đi qua niệu đạo, trong đó phổ biến nhất là Tamsulosin. Nếu sỏi thận không thể tự thoát ra ngoài, gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng của thận, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật.
Phụ nữ thường bị đau bọng đái do nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ. Niệu đạo của phụ nữ thường ngắn hơn, do đó vi khuẩn cũng dễ xâm nhập vào bàng quang hơn. Nhiều người thắc mắc bàng quang nữ nằm ở đâu? Bộ phận này cũng nằm gần trực tràng và âm đạo – nơi lý tưởng để vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang sinh sôi, phát triển.
Trong khi đó, nam giới lại là đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư bàng quang là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới. Chính vì vậy, tình trạng đau bàng quang ở nam giới cũng thường xuất phát từ nguyên nhân này.
Xác định chính xác nguyên nhân gây đau bàng quang là điều đầu tiên và quan trọng nhất để có phương án điều trị tình trạng này. Do đó, khi có dấu hiệu đau bàng quang không rõ nguyên nhân, bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám.
>>> Bạn có thể quan tâm: Viêm bàng quang có nên quan hệ không?
Trên đây là những giải đáp của Hello Bacsi: “Bị bàng quang là bị gì?”, cũng như nguyên nhân các bệnh về bàng quang, và cách điều trị cụ thể. Nếu bạn gặp phải tình trạng đau ở bàng quang kể trên, tốt nhất nên đến các bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!