backup og meta

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? 8 cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? 8 cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều có thể do stress, thay đổi đồng hồ sinh học, thay đổi cân nặng hoặc bệnh lý… Vậy kinh nguyệt không đều phải làm sao? Liệu có cách nào giúp bạn chữa kinh nguyệt không đều tại nhà để duy trì sức khỏe tốt hơn?

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu hành kinh cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày, nhưng cũng có người có chu kỳ kinh ngắn hơn hoặc dài hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn được xem là bình thường nếu ngày kinh của bạn đến đều đặn sau mỗi 24 – 38 ngày. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi liên tục và ngày hành kinh có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn.

Khi biết được những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều, bạn sẽ có cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng 8 cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà dưới đây để điều hòa kinh nguyệt mà không cần dùng đến thuốc

1. Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!

Tập yoga là một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà khá hiệu quả mà bạn nên thử. Một nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh khả năng điều hòa kinh nguyệt của bài tập này. 126 người tham gia nghiên cứu đã tập yoga từ 35 đến 40 phút trong 5 ngày/tuần. Kết quả cho thấy sau 6 tháng, họ đã giảm nồng độ hormone gây ra chứng kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, yoga cũng đã được chứng minh là giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt như trầm cảm và lo lắng. Các bài tập cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở phụ nữ có triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát. Phụ nữ có triệu chứng này sẽ trải qua các cơn đau bụng kinh dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn có kế hoạch tập yoga thì nên tìm đến các trung tâm dạy yoga để được các chuyên viên hướng dẫn thực hiện các động tác đúng cách. Khi bạn đã học được một số động tác cơ bản thì có thể tiếp tục đến lớp hoặc tập yoga tại nhà bằng cách xem video hướng dẫn rồi thực hiện theo.

Bạn nên tập yoga từ 35 đến 40 phút mỗi ngày, 5 lần/tuần để cân bằng hormone và đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Yoga cũng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát.

2. Cách điều hòa kinh nguyệt: Duy trì cân nặng phù hợp

giảm cân là cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Việc tăng hay giảm cân có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chính vì vậy, duy trì cân nặng phù hợp là cách đều kinh nguyệt được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến khích thực hiện.

Tình trạng thiếu hoặc thừa cân có thể khiến phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. Khi đó, họ có rủi ro bị chảy máu nhiều hơn và đau nặng hơn so với những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh. Điều này là do tác động của các tế bào mỡ đối với hormone và insulin.

Một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà là bạn duy trì cân nặng ổn định qua lối sống sinh hoạt như kiểm soát chế độ ăn uống của mình, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và hạn chế stress. Stress cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều.

Bạn có thể đến gặp bác sĩ khi nghi ngờ cân nặng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định trọng lượng mục tiêu khỏe mạnh của bản thân và đưa cho bạn những lời khuyên để giảm cân hoặc tăng cân.

3. Tập thể dục là cách để kinh nguyệt đều đặn hơn

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Tập thể dục không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh mà còn được khuyến nghị là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy tập thể dục có thể điều trị hiệu quả chứng đau bụng kinh nguyên phát. Nhóm 70 sinh viên đại học có triệu chứng này đã thực hiện 30 phút tập thể dục nhịp điệu vào 3 lần/tuần trong 8 tuần. Kết quả cuộc thử nghiệm cho thấy sinh viên đã giảm các triệu chứng đau liên quan đến kinh nguyệt.

Thói quen tập thể dục có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, từ đó điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.

4. Uống gì để kinh nguyệt ra đều? Bạn có thể dùng trà gừng 

chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Kết quả từ một nghiên cứu trên 92 phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng cho thấy cách bổ sung gừng hàng ngày sẽ giúp giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh. Đây là một nghiên cứu nhỏ trên học sinh trung học nên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận chính xác lợi ích của gừng đối với lượng máu chảy trong kỳ kinh.

Việc uống 750 – 2.000 mg bột gừng pha với nước ấm trong 3 hoặc 4 ngày đầu hành kinh đã được chứng minh là giúp điều trị hiệu quả các cơn đau. Bạn cũng có thể uống gừng trong 7 ngày trước khi hành kinh để giúp cải thiện tâm trạng, thể chất và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

5. Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng quế

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy quế có tác dụng hỗ trợ điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều và là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngoài ra, quế còn giúp giảm đau và giảm chảy máu kinh nguyệt đáng kể. Gia vị này cũng làm giảm buồn nôn và nôn liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát.

Có thể bạn quan tâm: Ăn gì để kinh nguyệt ra nhiều? 8 thực phẩm giúp bạn điều hòa kinh nguyệt

6. Cách trị kinh nguyệt không đều bằng cách bổ sung vitamin cho cơ thể

chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà được nhiều chị em áp dụng là bổ sung vitamin D vitamin nhóm B cho cơ thể.

Cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin D

Vitamin D mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe như giúp giảm cân và cải thiện chứng trầm cảm. Loại vitamin này cũng đã được chứng minh là giúp hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy cơ thể bạn nếu thiếu vitamin D sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt không đều. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy vitamin D có hiệu quả trong điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Một số thực phẩm giàu vitamin D mà bạn có thể bổ sung cho cơ thể là sữa, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt. Bạn cũng có thể nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung có uy tín trên thị trường.

Cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin B

Các vitamin B thường được kê đơn cho phụ nữ cố gắng thụ thai và chúng có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh của bạn. Vitamin B cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy những phụ nữ tiêu thụ nguồn thực phẩm giàu vitamin B có nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt thấp hơn đáng kể.

Vitamin nhóm B thường thấy trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau màu xanh, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá, gan, các loại đậu…

7. Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng giấm táo

Làm sao để kinh nguyệt đều? Tác dụng của giấm táo có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang điều hòa kinh nguyệt.

Giấm táo cũng cũng có thể giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin.

Giấm táo có vị đắng và khó tiêu thụ đối với một số người. Nếu bạn không quen mùi vị của loại giấm này thì có thể pha loãng với nước và thêm một muỗng mật ong. Nếu bạn đang hoặc có tiền sử bệnh dạ dày thì không nên dùng.

8. Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà với dứa

Dứa là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ các vấn đề về kinh nguyệt. Dứa chứa bromelain, một loại enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung, từ đó giúp bạn điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau nên cũng hỗ trợ bạn điều trị những cơn đau do kinh nguyệt gây ra.


Bạn nên gặp bác sĩ nếu thấy các triệu chứng kinh nguyệt ra bất thường như chậm kinh 3 tháng, đột ngột mất kinh, kinh nguyệt không đều, máu kinh ra ít hoặc ra nhiều và kéo dài trên 1 tuần… Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều để cung cấp cho bạn một số loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị hiệu quả.

Hy vọng các cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà vừa rồi sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng liên quan đến tiền kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang, chậm kinh hay có kinh sớm. Để biết rõ nguyên nhân và có cách điều trị rối loạn kinh nguyệt triệt để, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Mách nhỏ 9 cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà mà chị em nên biết

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Impact of Yoga Nidra on menstrual abnormalities in females of reproductive age. DOI: 

http://10.1089/acm.2010.0676

Ngày truy cập: 25/11/2022

Association between Body Weight Changes and Menstrual Irregularity: The Korea National Health and Nutrition Examination Survey 2010 to 2012. DOI:

http://10.3803/EnM.2017.32.2.248

Ngày truy cập: 25/11/2022

The Effect of aerobic exercise on primary dysmenorrhea: A clinical trial study. DOI:

http://10.4103/jehp.jehp_79_17

Ngày truy cập: 25/11/2022

Effect of Ginger (Zingiber officinale) on Heavy Menstrual Bleeding: A Placebo-Controlled, Randomized Clinical Trial. DOI:

http://10.1002/ptr.5235

Ngày truy cập: 25/11/2022

Preliminary evidence that cinnamon improves menstrual cyclicity in women with polycystic ovary syndrome: a randomized controlled trial. DOI:

http://10.1016/j.ajog.2014.05.009

Ngày truy cập: 25/11/2022

Lower plasma 25-hydroxyvitamin D is associated with irregular menstrual cycles in a cross-sectional study. DOI:

http://10.1186/s12958-015-0012-5

Ngày truy cập: 25/11/2022

Effect of Combined Use of Calcium and Vitamin B6 on Premenstrual Syndrome Symptoms: a Randomized Clinical Trial. DOI:

http://10.15171/jcs.2016.007

Ngày truy cập: 25/11/2022

Intake of vinegar beverage is associated with restoration of ovulatory function in women with polycystic ovary syndrome. DOI:

http://10.1620/tjem.230.17

Ngày truy cập: 25/11/2022

Irregular Periods

https://kidshealth.org/en/teens/irregular-periods.html

Ngày truy cập: 25/11/2022

Abnormal Menstruation (Periods)

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods

Ngày truy cập: 25/11/2022

Irregular Periods: Why Is My Period Late?

https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/womens-health/2020/november/irregular-periods-why-is-my-period-late

Ngày truy cập: 25/11/2022

Phiên bản hiện tại

31/08/2023

Tác giả: Hoa Vũ

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Từ A đến Z: Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai, thụ thai, bảo vệ sức khỏe

Cách điều trị kinh nguyệt không đều do bị stress


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 31/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo