backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Vì sao không nên dùng tăm bông để vệ sinh tai?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    Vì sao không nên dùng tăm bông để vệ sinh tai?

    Nhiều người không biết rằng vệ sinh tai bằng tăm bông thường có hại nhiều hơn có hại. Dưới đây là lý do vì sao bạn nên từ bỏ thói quen này.

    Nhiều người vẫn có thói quen sử dụng bông tăm để vệ sinh ráy tai. Tuy nhiên bất cứ ai trong ngành y cũng sẽ khuyến cáo bạn không nên sử dụng tăm bông để vệ sinh tai vì chúng có thể gây ra những hậu quả tương đối nghiêm trọng cho tai của bạn. Thủng màng nhĩ và những ảnh hưởng nghiêm trọng khác là hệ quả tiêu cực từ việc tự lấy ráy tai ở nhà và lạm dụng tăm bông.

    Lấy ráy tai sai cách gây ảnh hưởng đến tai

    Mọi người có rất nhiều vật dụng “thú vị” để vệ sinh tai. Một trong số những vật thú vị nhất được tìm thấy ở văn phòng bác sĩ là: tăm bông, ghim tóc, nhíp, bút và bút chì, ống hút, kẹp giấy, đồ chơi.

    Việc bạn ý thức được rằng không nên cho bất cứ thứ gì vào tai để làm sạch bụi bẩn và mảnh ráy tai là vô cùng quan trọng. Bởi đây là việc làm rất nguy hiểm, thậm chí có khả năng dẫn đến bị điếc hoặc tổn thương ống tai, có nguy cơ làm thủng màng nhĩ và làm hỏng chuỗi xương trong tai. Điều này có thể dẫn đến việc bạn mất khả năng nghe, cảm thấy chóng mặt, có tiếng ù trong tai hay các bệnh lý khác về tai.

    Ống tai có những tế bào chuyên sản sinh ráy tai. Đối với một số người, ráy tai phát triển nhanh hơn bình thường. Việc ráy tai tích tụ ngày một nhiều có thể khiến việc nghe khó khăn hơn và trong một vài trường hợp còn có thể gây đau tai. Vì ngại đến bác sĩ mà nhiều người thường sử dụng tăm bông để lấy phần ráy tai thừa ra. Nhìn thì đây có thể là một cách hay và tiện lợi thay thế cho việc mất thời gian chờ ở phòng khám chỉ để lấy ráy tai. Nhưng thực tế, tăm bông gây hại nhiều hơn có lợi.

    Tăm bông, ghim tóc, chìa khóa nhà và tăm xỉa răng là những vật nhỏ hơn khuỷu tay chúng ta thường dùng để ngoáy tai. Sử dụng những vật này để làm sạch tai có thể dẫn tới việc bạn cắt phải ống tai, làm lủng màng nhĩ và làm trật các khớp sụn ở tai. Và sử dụng bất cứ vật dụng nào kể trên cũng có thể dẫn đến việc mất thích lực, chóng mặt, ù tai hoặc các triệu chứng khác của tổn thương tai. Khoảng 2% người trưởng thành bị tổn thương ráy tay và đến gặp bác sĩ với tình trạng tai không còn khả năng nghe được nữa.

    Vậy có cách nào để làm sạch tai?

    Thay vì cố lấy sạch hết ráy tai, bạn có thể để tự nhiên làm công việc của mình. Cơ thể chúng ta sản sinh ráy tai để giúp tai luôn trơn, sạch sẽ và là lớp màng bảo vệ khỏi bụi bẩn cũng như những vật nhỏ khác có thể bay vào tai sẽ được giữ lại ở lớp ráy tai và không làm hại đến các bộ phận bên trong. Những cử động hàm bình thường của bạn như nói chuyện, nhai cùng với sự phát triển của lớp da ống đã phần nào đưa những lớp ráy tai cũ ra bên ngoài tai, tạo điều kiện để phần ráy tai này được rửa trôi khi tắm. Việc làm sạch quá kĩ có thể tăng khả năng làm tổn thương lớp ráy tai tự nhiên. Chỉ cần bạn lau sạch lớp ráy ở phía ngoài là đủ để làm sạch tai rồi.

    Những thông tin trên đặt ra một câu hỏi: vậy chúng ta có thực sự cần vệ sinh tai không? Câu trả lời có chút không rõ ràng, cả có và không là câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi này. Phần tai ngoài có thể nhìn thấy được là phần cần được vệ sinh thường xuyên. Việc vệ sinh có thể chỉ cần đến một ít xà bông nước và khăn lau là ổn rồi.

    Trong nhiều trường hợp, ống tai không cần phải vệ sinh. Trong lúc bạn gội đầu hoặc tắm, một lượng nước vừa đủ đã vào trong ống tai, làm mềm ráy tai giúp chúng dễ trôi ra ngoài hơn. Thêm vào đó, phần da tai phát triển tự nhiên theo hướng từ trong ra ngoài theo dạng xoắn ốc. Ráy tai thường sẽ theo lớp da chết bị đẩy ra ngoài. Thông thường ráy tai sẽ bị đẩy và rơi ra ngoài trong lúc bạn đang ngủ. Vì vậy có thể thấy tăm bông cũng không quá cần thiết cho việc vệ sinh tai.

    Nếu trong tai có nhiều ráy, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ dễ dàng lấy phần ráy tai dư thừa cho bạn bằng cách trộn một ít oxy già với nước và cho vào tai. Quá trình này không hề đau đớn mà còn rất hiệu quả trong việc loại bỏ các lớp ráy tai thừa. Nếu thường xuyên có nhiều lớp ráy tai, bạn hãy hỏi bác sĩ cách làm dung dịch lấy ráy tai để có thể thực hiện tại nhà.

    Một khuyến cáo khác dành cho bạn chính là không sử dụng nến xông tai để làm sạch tai. Hình thức này không những có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho màng nhĩ mà cũng không có tài liệu hoặc khẳng định chắc chắn nào về công dụng lấy ráy tai và làm sạch tai của nến xông tai.

    Nếu bạn đang gặp phải vấn đề với ráy tai và việc làm sạch tai, bạn nên đến gặp bác sĩ và các chuyên gia để được hướng dẫn đầy đủ về các cách làm sạch tai an toàn. Tuyệt đối, bạn không nên đưa bất cứ vật gì vào trong ống tai bao gồm cả ngón tay. Những vật này có thể đi gây nhiễm trùng ráy tai sau này hoặc gây tổn thương đến màng nhỉ ở phía trong. Để chắc chắn và an toàn, bạn nên liên lạc với bác sĩ để có cách vệ sinh tai an toàn và thoải mái nhất.

    Việc có ráy tai là điều vô cùng bình thường và tự nhiên. Mỗi người đều có và nên có để tai được bảo vệ tốt hơn. Ráy tai chỉ trở thành vấn đề khi chúng có quá nhiều (quá nhiều ở đây là ở mức độ phải phẫu thuật). Nếu bạn có những triệu chứng như đau, rỉ  nước, chảy máu hoặc không nghe được, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám kĩ hơn và tiến hành phẫu thuật nếu cần.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo