Một số cơn đau tai có thể bắt nguồn từ những nơi khác trong cơ thể. Các điều kiện sức khỏe khác có thể dẫn đến đau tai bao gồm:
Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến gây đau tai. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Có thể bạn quan tâm: Đau tai khi đi máy bay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nguy cơ mắc đau tai

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ đau tai?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây đau tai, chẳng hạn như:
- Trẻ bú bình, đặc biệt là khi bú nằm, có nhiều nguy cơ đau tai hơn trẻ bú mẹ
- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi dễ bị nhiễm trùng tai hơn. Nguyên nhân là vì kích thước, hình dạng của vòi tai cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển.
- Trẻ đi nhà trẻ có nhiều nguy cơ bị cảm lạnh và nhiễm trùng tai hơn so với trẻ ở nhà
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Viêm mũi dị ứng
- Bệnh niêm mạc tai, mũi hoặc họng, chẳng hạn như viêm xoang
- Các cấu trúc trong tai, mũi hoặc cổ họng phì đại như viêm VA hoặc polyp mũi
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Tiền sử gia đình dễ bị nhiễm trùng tai
- Chất lượng không khí kém, chẳng hạn như tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc mức độ ô nhiễm không khí cao
- Mắc các bệnh về răng miệng.
Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Điều trị đau tai
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Những phương pháp nào giúp bạn điều trị đau tai?
Điều trị đau tai phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, có thể bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn phù hợp với lứa tuổi, chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen để giảm đau và sốt. Điều trị cũng có thể bao gồm chườm ấm, acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid khác hoặc một liệu trình ngắn dùng thuốc giảm đau gây nghiện. Điều trị viêm tai giữa có thể bao gồm kháng sinh dạng uống. Bên cạnh đó, điều trị viêm tai ngoài cần có thuốc nhỏ tai kháng sinh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để trị nhiễm trùng tai, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy kháng sinh không phải lúc nào cũng là phương pháp điều trị hiệu quả.
Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau tai giảm mà không cần điều trị gì cả, nhưng nếu nó không biến mất hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn nên gặp bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phòng ngừa đau tai
Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa đau tai?
Một số biện pháp có thể giúp bạn phòng ngừa đau tai như:
- Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc.
- Không đưa vật lạ, có khả năng gây tổn thương tai vào bên trong tai
- Lau khô tai sau khi bơi hoặc tắm.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng, như bụi và phấn hoa.
- Tránh những nơi quá ồn ào, gây ảnh hưởng đến thính lực
- Rửa tay thường xuyên và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng tai
- Đối với trẻ nhỏ, bạn nên ưu tiên cho trẻ bú mẹ thay vì bú bình. Nếu trẻ uống sữa công thức, bạn nên tránh cho trẻ bú ở tư thế nằm.
Có thể bạn quan tâm: 15 cách chữa đau tai hiệu quả ngay tại nhà
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!