<p><strong>Thành phần</strong> <br />Paracetamol ..................................... 325 mg<br />Tá dược vừa đủ .................................... 1 viên<br />(Tinh bột biến tính, tinh bột mì, PVP K30, natri benzoat, sodium starch glycolat, <br />magnesi stearat, talc, aerosil, màu cam E110, bột hương cam).</p><p><strong>Chỉ định</strong> (Thuốc dùng cho bệnh gì?)<br />- Điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.<br />- Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.</p><p><strong>Chống chỉ định</strong> (Khi nào không nên dùng thuốc này?)<br />Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.</p><p><strong>Liều dùng và cách dùng</strong> <br />Cách mỗi 6 giờ uống một lần.<br /><em>Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi:</em> uống 1 viên/ lần.<br /><em>Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:</em> uống 1 ½ viên/ lần. <br />Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.<br />Lưu ý: <br />* Liều tối đa/ 24 giờ:<br />- Đối với trẻ em: uống không quá 5 lần/ ngày.<br />* Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến bác sĩ khi:<br />- Có triệu chứng mới xuất hiện.<br />- Sốt cao (39,5 độ C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.<br />- Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.</p><p><strong>Tác dụng phụ</strong> <br />- Ít gặp: ban da; buồn nôn, nôn; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.<br />- Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.<br />Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.</p><p>QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ<br />- Quá liều Paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.<br />Biểu hiện của quá liều Paracetamol: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.<br />Biểu hiện của ngộ độc nặng Paracetamol: ban đầu kích thích nhẹ, kích động và mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.<br />- Cách xử trí: Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Paracetamol.<br />- Khi nhiễm độc Paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.<br />- Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch.Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.</p><p><strong>Thận trọng</strong> (Những lưu ý khi dùng thuốc)<br />- Đối với người bị phenylceton - niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam.<br />- Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit. <br />- Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.<br />- Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.<br />- Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).</p><p>PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết. Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Paracetamol không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.</p><p>LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.</p><p><strong>Tương tác thuốc</strong> (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)<br />- Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.<br />- Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.<br />- Các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của Paracetamol.<br />- Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.<br /><br /><strong>Bảo quản:</strong> Nơi khô, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng<br /><br /><strong>Đóng gói:</strong> Hộp 10 vỉ x 10 viên<br /><br /><strong>Thương hiệu:</strong> Dược Hậu Giang (Việt Nam)<br /><br /><strong>Nơi sản xuất:</strong> Việt Nam<br /><br /><em>Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.</em><br /><em>Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.</em></p>