Bố mẹ nuôi dạy con cái theo kiểu độc tài luôn đưa ra những yêu cầu đối với đứa trẻ và bắt buộc con mình phải vâng lời. Khi trẻ phạm lỗi nhỏ hoặc không tuân theo, không thực hiện theo sự hướng dẫn của bố mẹ thì chúng sẽ bị phạt. Kiểu nuôi dạy con này còn được biết đến là sự quản lý những đứa trẻ theo một chế độ quân chủ.
Những bố mẹ độc tài thường rất nghiêm khắc, cứng rắn. Họ cố gắng kiểm soát và điều khiển cuộc sống của trẻ và điều này cũng vô tình làm ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. Ví dụ, khi trẻ về muộn vì kẹt xe, nếu nuôi dạy con theo kiểu độc tài thì bạn sẽ phạt bé ngay mà không dành thời gian để trẻ giải thích bất cứ điều gì. Những đứa trẻ được nuôi dạy theo kiểu này sẽ ít có kỹ năng xã hội hơn và trở thành người chỉ biết tuân thủ.
Đặc điểm
- Bạn đưa ra một nội quy nghiêm khắc và tin chắc rằng sẽ không có vấn đề gì khi trẻ thực hiện.
- Bạn cho trẻ rất ít sự lựa chọn và ít khi nào cho trẻ tự quyết định về những vấn đề trong cuộc sống.
- Bạn không đưa ra bất cứ lời giải thích nào cho những quy tắc mà bạn đặt ra.
- Bạn sẽ sử dụng hình phạt nếu bé không tuân theo.
- Bạn quá dè dặt trong việc thể hiện tình yêu thương và chăm sóc đối với con.
Kết quả
Những đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường này thường là những học sinh ngoan và có kết quả học tập tốt. Tuy nhiên, sự độc lập và khả năng sáng tạo của trẻ sẽ bị giới hạn. Do đó, trẻ sẽ có xu hướng trở thành người phục tùng hoặc một kẻ nổi loạn.
3. Kiểu nuôi dạy con thoải mái, dễ dãi, tự do (Kangaroo cho phép)

Bố mẹ nuôi dạy con cái theo cách này thường có khuynh hướng chiều chuộng và cố gắng bảo vệ trẻ trước những tổn hại có thể thấy được trong cuộc sống. Bố mẹ sẽ không đưa ra yêu cầu, đòi hỏi gì ở con mình và luôn tràn đầy tình yêu thương.
Ví dụ, khi con đi học về muộn vì kẹt xe, nếu đang nuôi dạy con theo kiểu này thì bạn sẽ không bắt trẻ phải đưa ra lời giải thích. Bố mẹ thường chiều con và tránh xung đột với trẻ.
Những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách này thường có kỹ năng xã hội tốt. Tuy nhiên, trẻ thường gặp phải các vấn đề về hành vi và không có động lực trong cuộc sống.
Đặc điểm
- Bạn luôn tránh xung đột với trẻ.
- Bạn không đặt ra bất kỳ quy tắc hay luật lệ nào cả và luôn nhượng bộ trẻ.
- Bạn muốn trở thành người bạn tốt nhất của con chứ không phải là bố mẹ.
- Bạn thường mua chuộc con để chúng làm việc với những phần thưởng lớn.
Kết quả
Việc nuôi dạy con theo cách này thường có nhiều ảnh hưởng xấu cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy các bé lớn lên trong môi trường này thường có xu hướng bị trầm cảm, không tự lập và nghiện rượu. Bên cạnh đó, trẻ cũng trở nên vô kỷ luật và thiếu tập trung trong học tập.
4. Kiểu nuôi dạy con cái không để tâm, cẩu thả (Gấu trúc lơ đễnh)

Đây là kiểu bố mẹ vô trách nhiệm và không có bất cứ yêu cầu đòi hỏi gì ở con mình. Sự gắn bó, quan tâm và kiểm soát con của những bậc cha mẹ này thường rất thấp. Lấy ví dụ kẹt xe ở trên, nếu là kiểu bố mẹ cẩu thả, vô trách nhiệm, thậm chí bạn còn không biết trẻ đã về khi nào vì bạn không có mặt ở nhà khi trẻ về.
Kiểu nuôi dạy con cái này thường có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Mối quan hệ gắn kết giữa bố mẹ với con cái thường rất mỏng manh.
Đặc điểm
- Bạn không quan tâm đến các nhu cầu về thể chất, tình cảm hoặc các nhu cầu khác của con.
- Nhà không còn là môi trường an toàn để trẻ có thể chia sẻ kinh nghiệm.
- Bạn không biết điều gì đang xảy ra với bé.
- Bạn thường xuyên đưa ra những lời bào chữa cho việc mình không có thời gian để bên con.
- Bạn thường xuyên vắng nhà trong một thời gian dài.
- Bạn không quan tâm đến cuộc sống của trẻ khi chúng ra ngoài.
- Bạn không biết những người bạn và thầy cô giáo của con.
Kết quả
Những đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường này thường gặp khó khăn trong việc kết bạn. Trẻ cũng thiếu kỷ luật và kỹ năng xã hội. Chúng có xu hướng mạnh mẽ hơn về mặt tình cảm và thường lớn trước tuổi.
Cách dạy con của bố có khác với mẹ?
Mẹ thường nuôi dạy con theo kiểu có căn cứ, thẩm quyền còn người bố thường có xu hướng dạy con theo kiểu độc đoán. Tại sao lại có sự khác nhau trong cách nuôi dạy con?
Nguyên nhân chính của vấn đề này nằm ở văn hóa, tính cách, nền tảng gia đình, tôn giáo và tình trạng kinh tế, xã hội.
- Văn hóa của mỗi dân tộc có tác động rất lớn đến cách nuôi dạy con của bố mẹ. Chẳng hạn, bố mẹ người Mỹ thường nhấn mạnh tầm quan trọng của tính tự lập, trong khi bố mẹ châu Á lại nhấn mạnh sự yêu thương lẫn nhau.
- Những gì bạn đã trải qua khi còn bé cũng ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con của bạn sau này. Bạn có thể làm giống với những gì bố mẹ đã dạy bạn hoặc thay đổi để phù hợp hơn.
- Tôn giáo cũng ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con.
Những hạn chế trong cách nuôi dạy con
Có một số hạn chế trong cách nuôi dạy con mà bạn nên biết.
- Mối liên hệ giữa cách dạy và hành vi của trẻ chỉ đúng trong một vài trường hợp chứ không phải tất cả trường hợp. Mối liên hệ này đôi khi còn rất yếu. Chẳng hạn, những bố mẹ nuôi dạy con theo kiểu có căn cứ, có thẩm quyền lại khiến cho trẻ trở nên hung hăng, không vâng lời, trong khi nuôi dạy con dễ dãi, tự do lại giúp trẻ trở thành người tự tin và thành công.
- Sự phát triển nhân cách và hành vi của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ. Điều quan trọng không phải là phân tích xem cách nuôi dạy con nào tốt hơn mà bạn hãy dựa vào tính cách của trẻ để xác định một cách nuôi dạy phù hợp nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!