backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bật mí 8 cách nuôi dạy trẻ giúp con thông minh từ những năm đầu đời

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 18/06/2024

Bật mí 8 cách nuôi dạy trẻ giúp con thông minh từ những năm đầu đời

Nuôi dạy một đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và tài giỏi có thể là một thách thức đối với nhiều cha mẹ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể làm được. Trên thực tế, chắc hẳn bạn đã nghe những lời truyền tai về những giải pháp nuôi con thông minh như đọc sách, kể chuyện cho bé nghe, chơi trò chơi kích thích trí não, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý…

Vậy vì sao những giải pháp này lại đem đến hiệu quả trong việc nuôi dưỡng một em bé thông minh, nhanh nhạy? Đâu là những giải pháp nuôi con thông minh được khuyến khích nhiều nhất? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể 8 cách sau đây để áp dụng vào hành trình nuôi con của mình nhé!

1. Đọc sách, kể chuyện cho con nghe thường xuyên

Việc cha mẹ cùng con đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe, dù chỉ là vài phút trong ngày cũng có thể mang đến cơ hội kết nối tốt hơn và giúp trẻ nhận được nhiều lợi ích trong quá trình phát triển, chẳng hạn như [1], [2]:

  • Giúp trẻ phát triển trí não: Bạn càng đọc nhiều cho trẻ nghe thì các tế bào thần kinh trong não của con sẽ càng phát triển và kết nối với nhau nhiều hơn.
  • Xây dựng khả năng ngôn ngữ: Việc đọc hoặc kể chuyện bé nghe sẽ giúp con tiếp xúc với nhiều từ vựng mới cũng như cách sử dụng từ ngữ. Đồng thời, việc đọc cũng cung cấp cho trẻ nhiều thông tin chung về thế giới xung quanh, giúp trẻ có được vốn từ vựng tốt. Đây được xem là nền tảng để trẻ tiếp thu tốt hơn các môn học ở trường trong tương lai.
  • Xây dựng kỹ năng hoặc hành vi có lợi cho việc học tập: Khi bạn kể chuyện, đọc to cho bé nghe sẽ tăng khả năng tập trung chú ý của con. Điều này rất cần thiết cho việc học tập ở trường.
  • Tăng khả năng đồng cảm và xử lý cảm xúc khó khăn: Thông qua mỗi câu chuyện, bạn có thể giúp trẻ được “hóa thân” và đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật. Điều này giúp gia tăng sự đồng cảm ở trẻ cũng như giúp con học được cách quản lý cảm xúc.

2. Đầu tư dinh dưỡng ngay từ những năm đầu đời giúp bé phát triển trí não vượt trội và thông minh hơn

cách dạy con thông minh

Trong 1000 ngày đầu đời, bộ não của trẻ phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong đời. Đây cũng là giai đoạn mà não bộ của trẻ có thể tạo ra hơn một triệu kết nối não bộ mới mỗi giây [3], [4]. Khi mới sinh, não bộ của trẻ đã có đầy đủ các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, các kết nối não bộ giúp kết nối các tế bào thần kinh lại với nhau mới là điều giúp não hoạt động. Bởi các tế bào thần kinh khi được kết nối với nhau sẽ tạo thành mạng lưới phức tạp giúp não xử lý thông tin. Các mạng lưới này chính là nền tảng cho quá trình học tập và ghi nhớ [5]. 

Để các kết nối não bộ hình thành thuận lợi thì sẽ không thể không nhắc đến vai trò của dưỡng chất kết nối myelin. Mẹ có thể hiểu myelin là lớp chất béo được phủ lên sợi trục thần kinh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh và giúp dẫn truyền tín hiệu nhanh, hiệu quả hơn [6]. Quá trình hình thành myelin diễn ra càng nhanh thì sự hình thành của các kết nối não bộ càng diễn ra thuận lợi. Tốc độ kết nối não bộ càng nhanh thì bé sẽ càng thông minh, nhanh nhạy hơn [7], [8].

Chính vì vậy, để giúp con thông minh, mẹ sẽ cần tìm cách thúc đẩy việc hình thành myelin để từ đó tăng tốc độ kết nối não bộ. Theo nghiên cứu, dinh dưỡng là một trong yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành myelin [10]. Do đó, trong những năm đầu đời, mẹ sẽ cần chú trọng chăm sóc dinh dưỡng cho con, đặc biệt là việc bổ sung cho con các dưỡng chất đã được chứng minh lâm sàng giúp thúc đẩy việc sản sinh lượng myelin của não bộ, từ đó tăng tốc độ kết nối não bộ nhanh gấp 2,5 lần như hệ dưỡng chất NUTRILEARN CONNECT bao gồm Sphingomyelin, DHA, ARA, Sắt, Axit folic, Alpha-lactalbumin và Vitamin B12 [9]. 

Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho đến khi 2 tuổi là điều được Tổ chức Y tế Giới (WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo [11]. Sữa mẹ không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng thể chất, phát triển hệ miễn dịch mà còn giúp trẻ phát triển trí não, đặc biệt là quá trình hình thành myelin. Cụ thể, sữa mẹ là nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đa quan trọng, bao gồm docosahexaenoic và axit arachidonic (DHA và ARA) chiếm hơn 20% hàm lượng axit béo của não. Ngoài ra, khoảng 40% hàm lượng lipid trong sữa mẹ trưởng thành là sphingomyelin, một loại sphingolipid đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bao myelin [10]. 

Trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho bé bú hoặc bé đã qua giai đoạn bú mẹ, mẹ có thể nhờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp, có chứa các thành phần được chứng minh lâm sàng giúp tăng tốc độ sản sinh myelin và tăng kết nối não bộ kể trên.

3. Khuyến khích trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi sự động não

Đối với trẻ nhỏ, việc trải nghiệm các món đồ chơi hoặc trò chơi không chỉ mang đến niềm vui hay giải trí mà còn kích thích trí não hoạt động và phát triển. Vì vậy, việc biết cách tận dụng thời gian bé chơi và lựa chọn đồ chơi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ cũng là cách nuôi dưỡng giúp con tăng cường trí thông minh.

Chẳng hạn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong năm đầu đời, đây là giai đoạn trẻ khám phá thế giới bằng các giác quan nên bạn có thể cho con chơi đồ chơi tháp xếp chồng, xếp hình, đồ chơi kéo đẩy, cho bé soi gương khám phá bản thân… Đối với trẻ lớn hơn, chẳng hạn như trẻ học mẫu giáo, bạn có thể cho bé chơi board game, giải câu đố, lắp ráp mô hình… [12], [13].

4. Khi nuôi dạy con, bạn hãy để trẻ phát triển tự nhiên theo thế mạnh vốn có

Từ thực tế lẫn các nghiên cứu cho thấy nhiều cha mẹ thường tập trung quá nhiều vào việc con mình sẽ trở thành ai khi trưởng thành. Đây là cách nuôi dạy con theo hướng tiếp cận như một “người thợ mộc”, nghĩa là việc giáo dục của bạn là để cố “nhào nặn” con thành một kiểu người cụ thể thay vì để con tự do phát triển. 

Một chuyên gia tâm lý cho biết tác hại của cách tiếp cận này trong việc nuôi dạy con đó là sẽ tạo ra áp lực, căng thẳng, sự không hài lòng cho cả cha mẹ lẫn các bé. Lời khuyên ở đây là bạn nên nuôi con theo cách của một “người làm vườn” thay vì giống như “người thợ mộc”. Điều này nghĩa là bạn không áp đặt đứa trẻ mà cần tạo điều kiện, môi trường để con tự do khám phá, phát triển theo thế mạnh vốn có [14].

5. Luôn tạo điều kiện để con học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, đặc biệt là vui chơi ngoài trời

Việc dành thời gian vui chơi, hoạt động ngoài trời là điều cần thiết đối với trẻ em. Hầu hết các nghiên cứu đều đồng ý với kết quả rằng những đứa trẻ thường xuyên tham gia hoạt động ngoài trời có xu hướng thông minh hơn, tập trung tốt hơn, ít lo âu và vui vẻ hơn so với trẻ dành nhiều thời gian trong nhà. Thiên nhiên tốt cho sức khỏe trí não lẫn tinh thần của trẻ em là vì có thể mang đến những lợi ích như [15]:

  • Kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ, chẳng hạn như trẻ có thể tự do thiết kế các hoạt động mà mình muốn thực hiện khi vui chơi ngoài trời.
  • Tiếp xúc với môi trường thiên nhiên bên ngoài giúp kích thích các giác quan nghe, nhìn, ngửi… của trẻ, gia tăng các trải nghiệm phong phú.
  • Khi vui chơi ngoài trời, các hiện tượng tự nhiên có thể khiến trẻ nhỏ phải tò mò, suy nghĩ, đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Điều này rất tốt cho não bộ đang phát triển của trẻ.
  • Môi trường thiên nhiên ngoài trời tạo điều kiện để trẻ vận động nhiều hơn. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • 6. Giải thích những điều mà con quan tâm, thắc mắc

    Khi đã trở thành cha mẹ, chắc hẳn bạn có thể cảm thấy “choáng ngợp” trước hàng trăm câu hỏi của trẻ nhỏ. Những câu hỏi đầu tiên mà bé hỏi bạn có thể rất đơn giản nhưng theo thời gian có thể ngày càng trở nên phức tạp hơn. Việc trẻ đặt câu hỏi được xem như một cách giúp con được học hỏi và phát triển trí não. Vì vậy, thông thường thì các câu hỏi của trẻ có thể được phân loại thành 2 nhóm như sau, gồm có:

    • Câu hỏi giúp trẻ thu thập thông tin để hiểu về thế giới xung quanh, môi trường sống
    • Câu hỏi để thỏa mãn trí tưởng tượng, một cách giúp trẻ nghĩ về một điều gì đó có thể xảy ra

    Dựa vào những mục đích kể trên, việc cha mẹ giải đáp những điều trẻ quan tâm thắc mắc thực sự rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn không cần quá áp lực về điều này. Nếu không thể trả lời một thắc mắc nào đó của trẻ nhỏ, bạn vẫn có thể cùng con khám phá câu trả lời qua sách báo hoặc internet. Điều này giúp trẻ hiểu rằng, câu hỏi của trẻ là quan trọng và giúp con tự tin khám phá nhiều hơn. Trên thực tế, trẻ có thể học được rất nhiều điều khi đặt câu hỏi cho cha mẹ. Trẻ càng hỏi nhiều thì càng học được cách trả lời thông minh hơn, đặt câu hỏi hay hơn và biết cách tìm kiếm đáp án [16].

    7. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc theo để phát triển trí não tốt nhất

    Khoa học từ lâu đã nhận ra trẻ em ngủ đủ giấc rất có lợi cho sự phát triển trí não. Ngược lại, đối với trẻ ngủ không đủ giấc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ có xu hướng gặp nhiều thách thức về sức khỏe tâm thần như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, bốc đồng, hung hăng hơn. Ngoài ra, trẻ còn có thể suy giảm các chức năng nhận thức như ra quyết định, giải quyết xung đột, giảm khả năng học tập và trí nhớ [17]. 

    Do đó, để tránh những tác hại đối với trí não của trẻ, bạn cần đảm bảo trẻ nhỏ lẫn trẻ trong độ tuổi đi học được ngủ đủ giấc mỗi ngày. Trong đó, trẻ từ 1 đến 2 tuổi cần ngủ từ 11 đến 14 tiếng mỗi ngày, trẻ từ 3 đến 5 tuổi cần ngủ từ 10 đến 13 tiếng mỗi ngày, trẻ từ 6 đến 12 tuổi cần ngủ từ 9 đến 12 tiếng mỗi ngày và trẻ từ 13 đến 18 tuổi cần ngủ từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày [18].

    8. Tránh để con lạm dụng thiết bị công nghệ, điện tử

    Các thiết bị công nghệ, điện tử như tivi, điện thoại thông minh, máy tính… là công cụ mang đến rất nhiều tiện ích cho người dùng như cung cấp kiến thức thông tin, giải trí phong phú, kết nối toàn cầu, phục vụ cho nhu cầu làm việc, học tập không giới hạn… Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, các thiết bị thông minh luôn tìm ẩn rủi ro, chẳng hạn như gia tăng lo lắng, căng thẳng, ảnh hưởng đến phát triển não bộ…

    Vì vậy, cha mẹ nên có sự kiểm soát và đặt giới hạn thời gian cho trẻ dùng các thiết bị này. Việc can thiệp hợp lý có thể mang đến nhiều lợi ích hơn cho trẻ như cải thiện chức năng não bộ, giúp trẻ có thói quen ngủ tốt, tăng khả năng tập trung, học tập tốt hơn, giảm béo phì, bảo vệ thị lực, giảm nguy cơ lo lắng và trầm cảm [19]. 

    Nhìn chung, nuôi dạy con thông minh cần có sự kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và phương thức giáo dục. Với những băn khoăn, trắc trở của các bậc cha mẹ, Hello Bacsi hy vọng 8 giải pháp được chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích, giúp bạn thành công trong việc “ươm mầm” tài năng cho con.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 18/06/2024

    ad iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    ad iconQuảng cáo
    ad iconQuảng cáo