backup og meta

Cách phòng bệnh bại não cho trẻ trước - trong và sau thai kỳ

Cách phòng bệnh bại não cho trẻ trước - trong và sau thai kỳ

Bệnh bại não được xem là một trong số những căn bệnh nguy hiểm nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Việc bố mẹ trang bị thật kĩ những kiến thức về bệnh cũng như cách phòng ngừa là điều cần thiết để giúp con tránh nguy cơ mắc phải trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

Bại não là hệ quả của sự phát triển không bình thường của não bộ hay do những tổn thương tác động đến quá trình phát triển của não bộ ở trẻ. Bại não ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều khiển các cơ ở trẻ. Nhiều người cho rằng bại não phần lớn do sự thiếu hụt oxy trong suốt quá trình sinh đẻ. Nhưng ngày nay, các nhà khoa học xác nhận đây chỉ là một trong số rất rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc bại não.

Những tổn thương não bộ dẫn đến bại não có thể xảy ra trước khi sinh, trong lúc sinh, trong vòng một tháng sau sinh hay thậm chí suốt những năm đầu đời của trẻ, khi mà não bộ vẫn còn đang trong quá trình dần phát triển hoàn thiện. Chính vì lí do này mà việc tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa bại não là hết sức quan trọng, đúng như ông bà ta đã dạy: “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì y học chưa có thuốc chữa trị bại não.

Trong rất nhiều trường hợp, nguyên nhân dẫn đến bệnh bại não bẩm sinh vẫn chưa được biết chính xác. Điều này có nghĩa là chỉ một hành động nhỏ của mẹ trong và sau thai kỳ cũng có thể ngăn ngừa bại não. Bệnh bại não do di truyền gây nên thì không thể phòng tránh. Dưới đây là một số biện pháp mẹ có thể thực hiện trước và trong lúc mang thai nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các vấn đề về phát triển ở trẻ nói chung và bệnh bại não nói riêng.

Trước thai kỳ

Phụ nữ có ý định mang thai cần phải giữ cho sức khỏe của mình càng tốt thì càng có lợi. Chị em cần đảm bảo điểu trị dứt điểm bất kì căn bệnh nhiễm trùng hay các bệnh lý thường gặp nào, tốt nhất là trước khi mang thai.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng một số bệnh điển hình có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi như là thủy đậu hay rubella (sởi Đức). Điều quan trọng chị em cần nhớ đó là phải thực hiện tiêm chủng trước lúc mang thai chứ không đợi đến khi mang thôi rồi mới bắt đầu tiêm.

Nếu các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản (assistive reproductive technology -ART) để mang thai thì ta cần cân nhắc đến những biện pháp giúp giảm thiểu khả năng đa thai (sinh đôi, sinh ba hoặc hơn) như truyền cấy chỉ một phôi cho một lần.

Trong suốt thai kỳ

Mẹ bầu nên thực hiện những cách sau để bảo vệ con khỏi bệnh bại não:

  • Ăn thức ăn giàu dưỡng chất;
  • Không hút thuốc lá;
  • Trang bị kiến thức về phương pháp có một thai kỳ mạnh khỏe;
  • Khám sức khỏe định kì cho cả mẹ và thai nhi;
  • Rửa tay kĩ bằng xà phòng diệt khuẩn với nước để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng gây nguy hại cho thai nhi;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ ngay khi bị ốm, sốt hay có bất kì dấu hiệu nào của nhiễm trùng trong suốt thai kỳ.

Chích ngừa cúm là cách hiệu quả nhất để chống lại các bệnh cúm. Chích ngừa cúm có thể bảo vệ thai phụ và thai nhi cả trước và sau khi sinh. Theo nghiên cứu, vắc xin phòng cúm không gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.

Nếu có sự khác biệt trong nhóm máu hay bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và bé thì rất có thể trẻ sẽ mắc bệnh vàng da hay vàng da nhân não. Phụ nữ cần biết được nhóm máu của mình và trao đổi với bác sĩ về biện pháp phòng tránh vấn đề trên. Bác sĩ có thể điều trị bằng cách tiêm globulin miễn dịch kháng yếu tố Rh cho mẹ bầu khi thai kỳ được 28 tuần và tiêm một lần nữa ngay khi sinh để ngăn ngừa bệnh vàng da nhân não.

Mẹ nên tham vấn bác sĩ về cách phòng tránh các vấn đề phát sinh khi mẹ có nguy cơ sinh non. Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng magnesium sulfate trước khi được chẩn đoán sinh non làm giảm nguy cơ mắc bại não cho những trẻ may mắn sống sót.

Giai đoạn hậu sản

Bố mẹ cần trang bị những kiến thức về phương pháp giúp đảm bảo cho sự an toàn và sức khỏe của trẻ sau khi sinh. Bất kì trẻ nào cũng có thể mắc bệnh vàng da. Những bệnh vàng da nặng không thể chữa trị rất có thể làm tổn thương não gọi là vàng da nhân não. Vàng da nhân não chính là thủ phạm gây bại não mà chúng ta có thể ngăn ngừa được.

Trẻ sơ sinh cần được chẩn đoán bệnh vàng da tại bệnh viện và thêm một lần nữa là trong vòng 48 giờ sau khi xuất viện. Tham vấn bác sĩ hay y tá về việc làm xét nghiệm bilirubin. Thêm vào đó, các bước trong quá trình làm xét nghiệm có thể giúp phòng tránh vàng da nhân não do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi.

Bố mẹ cần phải đảm bảo tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ để phòng tránh các bệnh nhiễm trùng mà chính chúng là thủ phạm gây nên viêm màng não và viêm não, bao gồm Haemophilus influenzae chủng B (vắc xin HiB) và vắc xin phế cầu khuẩn.

Bố mẹ nên tuân thủ các bước sau để phòng tránh các tai nạn làm tổn thương cho não:

  • Đặt trẻ ngồi chắc chắn trong xe có chỗ ngồi và dây an toàn dành riêng cho trẻ (tùy theo độ tuổi và cân nặng của trẻ);
  • Đảm bảo khu vực sinh hoạt trong gia đình an toàn cho trẻ bằng cách lắp đặt thanh chắn cửa sổ để tránh việc trẻ leo trèo và té ngã ra bên ngoài cửa sổ cũng như thanh chắn bảo vệ ở đầu và cuối cầu thang;
  • Để mắt đến trẻ mọi lúc đặc biệt là khu vực xung quanh bồn tắm, bể bơi hay những vùng ao, hồ, sông, suối hay vùng trũng chứa nước trong tự nhiên;
  • Người lớn trong khi trông chừng trẻ không nên làm những việc gây sao nhãng chẳng hạn sử dụng máy tính hay các thiết bị cầm tay khác, đọc sách hay nói chuyện điện thoại;
  • Với những hoạt động như tập xe đạp, bố mẹ cần đội nón bảo hiểm cho con;
  • Tuyệt đối không đánh đập, ném hay lắc mạnh trẻ.

Hi vọng với những chia sẻ trên từ Hello Bacsi, các ông bố bà mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc bảo vệ con khỏi căn bệnh bại não.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Causes and Risk Factors of Cerebral Palsy  https://www.cdc.gov/ncbddd/cp/causes.html  Ngày truy cập 21/3/2017

Cerebral Palsy Prevention http://www.webmd.com/children/tc/cerebral-palsy-prevention Ngày truy cập 21/3/2017

Phiên bản hiện tại

10/12/2019

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Coco Thuy Bui


Bài viết liên quan

Bà bầu bị tiêu chảy: Mọi điều cần biết trong từng tam cá nguyệt

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 10/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo