Bỏng nước sôi, bỏng bô xe…là những “hiểm họa” rình rập trẻ mỗi ngày. Để không phải loay hoay tìm cách xử lý khi chẳng may bé bị bỏng, ba mẹ nên trang bị những kiến thức cơ bản về cách xử lý khi trẻ bị bỏng.
Bỏng ở trẻ nhỏ (hay trẻ bị phỏng), đặc biệt là trẻ bị bỏng nước sôi, trẻ bị bỏng bô xe máy…rất phổ biến. Đây là những dạng bỏng nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với những bé bị bỏng nghiêm trọng hơn thì cần được điều trị đặc biệt từ các bác sĩ. Vậy, trẻ bị bỏng có mấy cấp độ, cách sơ cứu, trị phỏng cho bé và phòng tránh ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.
Các cấp độ bỏng ở trẻ
Trẻ bị bỏng có thể chia làm 3 cấp độ là bỏng cấp độ 1, 2, 3 và tùy thuộc vào mức độ tổn thương da của trẻ. Tất cả các dạng bỏng đều cần được sơ cứu đúng cách nhằm tránh vết thương lan rộng và sâu vào tận bên trong các mô và biểu bì dưới da:
1. Bỏng cấp độ 1
Đây là mức độ trẻ bị bỏng nhẹ nhất, vết bỏng chỉ giới hạn một phần nhỏ ở lớp da trên cùng.
- Dấu hiệu: Da tấy đỏ, có cảm giác đau và sưng nhẹ. Da vẫn khô và chưa bị phồng rộp
- Thời gian lành thương: Trẻ bị bỏng nhẹ có thể lành lại sau 3 – 6 ngày. Lớp da mới sẽ tái sinh trên nền phần da bị lột ra trong vòng 1 – 2 ngày.
2. Bỏng cấp độ 2
Đây là tình trạng bé bị bỏng nghiêm trọng hơn và lan sâu vào phần bên dưới lớp da trên cùng.
- Dấu hiệu: Vết bỏng khiến da bị phồng rộp, tấy đỏ, rát và vô cùng đau nhức. Vết phồng rộp có chứa dịch bên trong đôi khi bị vỡ ra, để lộ phần da màu hồng nhạt hoặc màu đỏ cherry.
- Thời gian hồi phục: Thời gian lành thương ở mỗi bé khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, thông thường là 3 tuần hoặc hơn.
3. Bỏng cấp độ 3
Trẻ bị phỏng cấp độ 3 là mức độ nghiêm trọng nhất, làm tổn thương vào sâu bên trong da xuống dưới các lớp tế bào biểu bì dưới da.
- Dấu hiệu: Bề mặt da khô, trông như sáp màu trắng, nâu hoặc đậm hơn. Ban đầu có thể cảm thấy không đau hoặc tê ở khu vực bỏng nghiêm trọng.
- Thời gian hồi phục: Phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở da. Trẻ bị bỏng cấp độ 3 cần được điều trị đặc biệt với nhiều dụng cụ y tế và kỹ thuật chuyên sâu như ghép da để có thể khôi phục làn da khỏe mạnh.
Mách mẹ cách trị bỏng cho bé
Bạn đang thắc mắc trẻ sơ sinh bị bỏng phải làm sao hay bé bị phỏng phải làm sao? Để có câu trả lời cho vấn đề trẻ em bị bỏng phải làm sao, mời bạn tham khảo nội dung dưới đây.
Khi phát hiện bé bị bỏng, bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức trong các trường hợp sau:
- Bạn nghi ngờ và nhận thấy bé bị bỏng nặng ở cấp độ 2 hoặc 3.
- Diện tích vết bỏng ở trẻ khá rộng (khoảng 5 – 6cm), thậm chí nếu vết bỏng trông rất nhẹ. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu vết bỏng lan rộng ra hơn 10% cơ thể, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. Không tự ý dùng túi chườm lạnh hay chườm đá vào vết thương nhằm tránh tình trạng thân nhiệt trẻ hạ thấp đột ngột. Thay vào đó, dùng khăn hoặc vải sạch mềm phủ vết thương và đưa trẻ đến bệnh viện.
- Nguyên nhân bỏng là do lửa, điện hoặc hóa chất.
- Bỏng ở mặt, háng, vùng sinh dục, bỏng ở các khớp nối, bàn tay…
- Có dấu hiệu nhiễm trùng sưng tấy nghiêm trọng ở vùng xung quanh vết bỏng.
1. Cách xử lý khi trẻ bị bỏng cấp độ 1
Trẻ bị bỏng nhẹ phải làm sao? Bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Đưa trẻ ra khỏi nguồn nhiệt ngay
- Lột bỏ quần áo khu vực bỏng ngay lập tức
- Cách vệ sinh vết bỏng cho bé: Xối nước mát (không phải lạnh) vào vùng bỏng. Nếu không có nước sẵn ở đó, bạn có thể dùng bất kỳ dạng dung dịch mát nào. Nếu trẻ bị bỏng ở tay, có thể cho tay trẻ vào thùng gạo. Gạo có tác dụng hút nước và rất mát. Đây là một mẹo dân gian nhiều người dùng. Tuyệt đối không dùng đá lạnh vì nó sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn
- Em bé bị bỏng phải làm sao? Không xoa bất kỳ loại bơ, dầu mỡ hoặc rắc bất kỳ bột gì vào vết thương để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
- Trẻ con bị bỏng bôi gì? Thoa nha đam hoặc các dạng kem bôi trị bỏng vào vết thương. Có thể thoa 3 lần mỗi ngày
- Thuốc trị bỏng cho bé: Giảm đau cho trẻ bằng acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ dẫn của bác sĩ
2. Sơ cứu trẻ bị bỏng cấp độ 2 và 3
Trẻ bị bỏng phải làm sao? Cách xử lý khi trẻ bị bỏng là cần thực hiện các bước sau:
- Cách trị bỏng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đầu tiên là đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt
- Trong thời gian đó, cần giữ trẻ nằm xuống, nâng vùng bị bỏng cao lên
- Thực hiện giống các bước sơ cứu khi bé bị bỏng ở dạng bỏng cấp độ 1 vừa nêu trên
- Lột bỏ hết trang sức hoặc quần áo quanh khu vực bỏng cẩn thận, có thể dùng kéo cắt
- Cách chữa bỏng cho bé là không làm vỡ bóng nước do phồng rộp
- Cách trị bỏng cho bé: Chườm nước mát quanh vùng bị bỏng 3 – 5 phút đến khi có sự hỗ trợ y tế.
Trẻ bị bỏng bôi thuốc gì?
Có phải bạn thường băn khoăn rằng, khi bé bị bỏng bôi gì hay bé bị bỏng bôi thuốc gì?
Rất nhiều người nghĩ rằng trẻ bị bỏng thì nên bôi mỡ trăn, bôi kem đánh răng… để vết bỏng mau lành. Tuy nhiên, đây là những quan điểm sai lầm có thể khiến vết bỏng trở nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy, bé bị bỏng nên bôi gì? Khi trẻ bị bỏng, tốt nhất bạn nên sơ cứu theo các bước trên, sau đó đưa trẻ đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi trẻ bị bỏng nhẹ (bỏng độ 1), bạn có thể cho trẻ bôi nha đam. Đây là “vũ khí” trị bỏng nhẹ rất tốt do nha đam có đặc tính kháng khuẩn. Bạn có thể bôi gel nha đam trực tiếp lên vùng da bị bỏng hoặc bôi nhựa từ lá nha đam.
- Thuốc trị bỏng cho bé: Nếu vết bỏng có mụn nước bị vỡ, bác sĩ cũng có thể chỉ định bôi các loại thuốc mỡ kháng sinh như Bacitracin, Neosporin để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương và giúp vết bỏng mau lành.
Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị bỏng
Hiểu rõ nguyên nhân có thể khiến trẻ bị bỏng sẽ giúp bạn phòng ngừa cũng như có cách sơ cứu phù hợp.
- Bỏng do nước sôi từ nước trong bồn tắm, nước từ cốc cà phê, thức ăn nóng, dầu sôi, canh sôi, nước trong bình thủy…
- Bỏng do tiếp xúc với các vật nóng, vật phát nhiệt cao như bếp lò, bàn ủi, lò sưởi…
- Trẻ bị bỏng do hóa chất cực kỳ nguy hiểm: Bé có thể nuốt phải các chất tẩy rửa, pin đồng hồ, keo dán sắt… hay tiếp xúc trực tiếp với chúng qua da
- Bỏng do tiếp xúc nguồn điện
- Bỏng nhiệt do ở lâu dưới ánh nắng mặt trời.
Phòng ngừa bỏng ở trẻ
Không phải lúc nào bạn cũng có thể bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn và tổn thương mọi lúc mọi nơi nhưng những biện pháp đơn giản sau sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ trẻ bị bỏng khi ở nhà:
- Để hộp quẹt, hóa chất, nến, keo dán sắt… cách xa tầm tay trẻ em
- Để các thiết bị, đồ dùng điện tử ở nơi an toàn cho trẻ
- Kiểm tra đường dây điện, loại bỏ những dây điện, tay cầm, phích cắm bị cũ, hỏng…
- Đảm bảo trẻ lớn biết cách để sử dụng an toàn bàn ủi
- Cẩn thận khi để trẻ nhỏ tắm bồn, tắm nước nóng lạnh
- Không để trẻ nhỏ sử dụng xe tập đi trong khu vực bếp
- Làm đế giữ chân bình thủy đề phòng ngã đổ
- Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, không mang bé ra ngoài trời nắng
- Bảo quản, cất giữ các chất tẩy rửa an toàn trên cao
- Thử nước trước khi cho bé tắm nước ấm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một tủ thuốc y tế ở trong nhà mới chỉ là điều kiện cần. Để hạn chế vấn đề trẻ bị bỏng, bạn có thể lưu ý những vấn đề trên trong quá trình chăm sóc bé.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách trị phỏng cho bé hay cách chữa bỏng cho bé.
[embed-health-tool-vaccination-tool]