Đối với trẻ nhỏ, tiêu chảy là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em như thế nào, đặc biệt là trong mùa hè, luôn là vấn đề làm nhiều bậc cha mẹ đau đầu.
Đối với trẻ nhỏ, tiêu chảy là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em như thế nào, đặc biệt là trong mùa hè, luôn là vấn đề làm nhiều bậc cha mẹ đau đầu.
Theo thống kê, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 2 tuổi ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bình quân trẻ dưới 3 tuổi sẽ mắc từ một đến ba đợt trong một năm, trong đó đặc biệt hay gặp vào mùa hè. Nếu bạn đang băn khoăn làm thế nào để bé cưng tránh được nguy cơ này, những chia sẻ sau của Hello Bacsi chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.
Tiêu chảy là tình trạng bé đi tiêu toàn phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi nhiều hơn so với bình thường. Tiêu chảy được phân làm 2 loại chính là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính, trong đó phần lớn trẻ em bị tiêu chảy cấp. Bên cạnh việc đi phân lỏng, trẻ bị tiêu chảy còn có thể có thêm các triệu chứng như:
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy nhưng phổ biến nhất vẫn là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như virus rota, vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, một số trẻ bị tiêu chảy còn có thể là do dị ứng với thức ăn, không dung nạp thức ăn hoặc do chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi.
Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ nhỏ. Một trong những mối đe dọa lớn nhất mà bệnh tiêu chảy gây ra chính là tình trạng mất nước. Khi bị mất nước, cơ thể bé sẽ yếu dần, dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, thậm chí, nếu nghiêm trọng còn có thể dẫn đến tử vong. Không những vậy, tiêu chảy còn làm rối loạn các chất trong cơ thể và làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan.
Nguy hiểm hơn, tình trạng tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Một số trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn còn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm mà không cha mẹ nào muốn bé cưng của mình gặp phải. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu một số cách phòng ngừa chứng tiêu chảy ở trẻ em để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa tốt hơn.
Tiêu chảy là căn bệnh rất phổ biến mà hầu như đứa trẻ nào cũng bị ít nhất 1 lần mỗi năm. Tuy nhiên, bạn có thể thử áp dụng một số bí quyết sau để hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy ở trẻ nhỏ:
Với trẻ sơ sinh, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ là vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy. Không những vậy, sữa mẹ còn có chứa kháng thể, giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy.
Với những trẻ lớn, bạn nên chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, bột yến mạch… để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và củng cố hệ miễn dịch.
Để phòng tránh tiêu chảy, bạn cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra. Bởi virus rota là một trong những thủ phạm thường gặp của chứng tiêu chảy ở trẻ em. Loại virus này gây trục trặc ở đường ruột và khiến trẻ bị mất nước rất nhanh.
Hiện tượng nhiễm trùng đường ruột còn có thể là do thức ăn bị nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó, biện pháp tốt nhất là giữ vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân:
Ngoài các biện pháp trên, một bí quyết ngừa tiêu chảy đơn giản khác mà bạn nên làm là tìm cách tăng cường, củng cố đề kháng da cho bé. Bởi đề kháng da là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, là tấm áo giáp đầu tiên và kiên cố giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại, nhất là vi khuẩn gây bệnh. Đề kháng da gồm 3 lớp hàng rào chính:
Đề kháng da giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh có “ý đồ” xâm nhập vào cơ thể. Để tăng cường chức năng đề kháng da, bạn nên xây dựng thói quen vệ sinh cơ thể thường xuyên và đúng cách cho trẻ. Bên cạnh việc rửa tay sạch vào các thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trẻ cần được tắm rửa, chăm sóc cơ thể bằng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và được chứng minh không phá vỡ cấu trúc đề kháng da để làm sạch bụi bẩn, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
Ngân Phạm/ HELLO BACSI
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!