ADHD hay rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 3 – 6%. Rối loạn này thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây nhiều khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt và xây dựng các mối quan hệ xã hội. Thế nhưng, đối với nhiều phụ huynh, căn bệnh này vẫn còn xa lạ và họ vẫn chưa thật sự hiểu rõ ADHD là gì.
Lo lắng là điều không thể tránh khỏi đối với những bậc cha mẹ có con bị chẩn đoán mắc chứng ADHD. Tuy nhiên, nếu con bạn cũng rơi vào tình huống này, thay vì lo lắng, bạn hãy bình tĩnh và dành thời gian để trang bị những kiến thức về căn bệnh cũng như các phương pháp điều trị để cùng con vượt qua nhé.
ADHD là bệnh gì?
ADHD (từ viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc trưng của rối loạn này là sự hấp tấp, hiếu động thái quá (tăng động) đi kèm với việc suy giảm khả năng chú ý, tập trung. Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng ADHD ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, sinh hoạt cũng như xây dựng mối quan hệ với mọi người.
Làm thế nào để biết trẻ có bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hay không?
Theo ước tính, ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc ADHD là 3,01% và đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Không tập trung, dễ dàng phân tâm, có hành vi bốc đồng, đều là những dấu hiệu nổi bật mà bạn có thể nhận thấy ở những trẻ bị tăng động giảm chú ý.
Trong giai đoạn phát triển, nhiều trẻ có sự khám phá vượt trội về thế giới bên ngoài so với những trẻ khác. Do đó, nhiều phụ huynh khó xác định liệu con mình có mắc hội chứng ADHD hay không. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận ra điều này thông qua các biểu hiện như:
Những dấu hiệu cho thấy trẻ tăng động
Trẻ bị bệnh này thường có các biểu hiện:
- Thiếu kiên trì, không ngồi yên một chỗ
- Tay chân hay ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi
- Thường rời bỏ chỗ ngồi trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên
- Hay chạy nhảy, leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp
- Khó tham gia những trò chơi phải di chuyển hoặc nói quá nhiều
Những vấn đề về tập trung chú ý
Trẻ có các vấn đề về tập trung chú ý nếu trẻ có ít nhất 6 dấu hiệu sau trong thời gian tối thiểu là 6 tháng:
- Không thể tập trung, chú ý nhiều vào các chi tiết
- Khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi
- Có vẻ không lắng nghe người khác khi nói chuyện
- Không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn thành bài tập ở trường, công việc nhà
- Khó khăn khi thực hiện các hoạt động cần tính tổ chức
- Né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần trong thời gian dài
- Dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài
- Quên làm các công việc hằng ngày
Hành động của trẻ có tính bốc đồng
Ngoài các triệu chứng trên, trẻ tăng động giảm chú ý còn có thể có triệu chứng như:
- Nói to, cười to hoặc dễ dàng trở lên cáu kỉnh trong những tình huống không cần thiết
- Không thể chờ đợi đến lượt mình hoặc không thể chia sẻ với ai khiến trẻ khó chơi chung với các bạn
- Thường khó kiềm chế cảm xúc, dễ hành xử một cách nguy hiểm mà không quan tâm đến hiệu quả
- Làm gián đoạn hoặc quấy rầy hoạt động của người khác
Ở tuổi thanh thiếu niên, những trẻ bị rối loạn này có thể đưa ra những quyết định có ảnh hưởng không tốt với cuộc sống sau này.
Hậu quả do hội chứng ADHD gây ra là gì?
Các nghiên cứu cho thấy trong những năm đầu đời, khả năng tập trung của trẻ là vấn đề then chốt có thể ảnh hưởng đến tư duy và tương lai của trẻ sau này. Khả năng tập trung không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, khả năng phân tích và xử lý tình huống của trẻ.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến thành tích học tập của trẻ bị giảm sút, trẻ sẽ trở nên tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa, không đủ sức tham gia các hoạt động mang tính tập trung cao, bỏ lỡ nhiều cơ hội học vấn. Từ đó, công việc, sự nghiệp và cuộc sống của trẻ lúc trưởng thành cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, đến tuổi trưởng thành, nhiều trẻ bị ADHD còn có những hành vi không tốt cho xã hội như nghiện game, cờ bạc, rối loạn hành vi xung động, đặc biệt là xung động bạo lực… Do đó, việc phát hiện và can thiệp ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống sau này của một đứa trẻ mắc hội chứng ADHD.
Phải làm sao khi trẻ bị tăng động giảm chú ý? Phương pháp can thiệp cho trẻ ADHD
Hiện có rất nhiều cách để điều trị chứng ADHD ở trẻ em nhưng dù sử dụng phương pháp nào đi nữa thì điều quan trọng nhất vẫn nằm ở sự quan tâm và kiên nhẫn của cha mẹ bởi các triệu chứng của rối loạn này cần cải thiện từ từ, không thể tiến bộ trong ngày một ngày hai. Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt. Do đó, phương pháp can thiệp cho từng trẻ cũng sẽ khác nhau.
Thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp hàng đầu để đối phó với bệnh tăng động giảm chú ý với hiệu quả khoảng 80%. Thuốc an thần là một trong những loại thuốc phổ biến dùng để điều trị chứng bệnh này. Thuốc có tác dụng làm dịu tinh thần, giúp cải thiện sự mất cân bằng hóa học trong não, giảm các triệu chứng lo âu và bồn chồn.
Liệu pháp hành vi
Cha mẹ sử dụng cả lời nói và hành động, cử chỉ tác động tới trẻ nhằm cải biến những hành vi của trẻ theo hướng tích cực. Chẳng hạn, bạn có thể lập thời gian biểu cho trẻ để trẻ tập dần thói quen làm việc theo kế hoạch.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên điều chỉnh từng hành vi một, nếu bạn đặt quá nhiều mục tiêu cùng một lúc thì rất dễ gây tâm lý ức chế cho trẻ.
Nếu trẻ thực hiện không đúng, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở chứ đừng la mắng hay đánh trẻ. Bạn hãy kiên nhẫn theo dõi sự tiến bộ của trẻ qua từng ngày.
Cho trẻ luyện tập thể dục
Các chuyên gia y tế khuyến khích những trẻ bị tăng động giảm chú ý nên dành 60 phút tập thể dục với cường độ từ trung bình đến cao mỗi ngày. Các bé có thể làm bất kỳ điều gì, ví dụ chơi môn thể thao mà chúng thích như chạy xe đạp, bơi lội, chơi bóng đá, nhảy múa.
Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy việc vui chơi ở ngoài trời và gần gũi với thiên nhiên làm trẻ bị ADHD bình tĩnh hơn. Ví dụ, chỉ cần 20 phút đi bộ trong công viên có thể giúp khả năng tập trung ở trẻ tốt hơn.
Các nhà nghiên cứu còn cho rằng các bài tập thể dục đối với trẻ tăng động giảm chú ý có khả năng hỗ trợ:
- Lưu thông máu: Trẻ mắc phải hội chứng ADHD có lưu lượng máu ít hơn ở những vùng não chịu trách nhiệm cho suy nghĩ, lập kế hoạch, bày tỏ cảm xúc, hành vi. Vì vậy, tập thể dục là một cách làm tăng lưu lượng máu đến não giúp trẻ tư duy tốt hơn.
- Mạch máu: Tập thể dục giúp cải thiện mạch máu và cấu trúc não. Điều này cũng cải thiện khả năng tư duy của trẻ.
- Hoạt động của não: Tập thể dục làm tăng hoạt động của các bộ phận của não bộ liên quan đến hành vi và sự chú ý của trẻ.
Tránh một số tác nhân như chất tạo màu, chất bảo quản, chất gây dị ứng
Một số màu thực phẩm và chất bảo quản có thể làm tăng hành vi hiếu động ở một số trẻ. Do đó, bố mẹ nên chú ý để tránh sử dụng các thực phẩm có các chất như:
- Natri benzoat, thường được tìm thấy trong đồ uống có ga, salad trộn và các sản phẩm nước ép trái cây
- FD & C vàng số 6, có trong bánh mì vụn, ngũ cốc, bánh kẹo, kem, nước giải khát
- D & C vàng số 10 (quinoline vàng), có thể có trong các loại nước ép, kem không béo và cá tuyết chấm đen hun khói
- FD & C vàng số 5 (tartrazine), thường nằm trong các loại thực phẩm như dưa chua, ngũ cốc, đồ ăn nhẹ và sữa chua
- FD & C đỏ số 40 (allura đỏ), có thể được tìm thấy trong nước giải khát, thuốc của trẻ em, đồ tráng miệng và kem
Chế độ ăn uống hạn chế các chất gây dị ứng có thể có thể giúp cải thiện hành vi ở một số trẻ tăng động giảm chú ý. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng gồm:
- Hóa chất phụ gia/ chất bảo quản như BHT (butylated hydroxytoluene) và BHA (butylated hydroxyanisole)
- Sữa và trứng
- Sô cô la
- Thực phẩm có chứa salicylat, bao gồm hoa quả, ớt bột, táo và rượu táo, nho, cam, đào, mận và cà chua
Tâm lý trị liệu
Ba mẹ nên dành thời gian để tâm sự với con từ những điều nhỏ nhất để có thể thấu hiểu được con đang nghĩ gì, muốn làm gì. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia tâm lý hoặc những kinh nghiệm chia sẻ của những ba mẹ cùng hoàn cảnh bởi hơn ai hết họ là những người có chuyên môn và có trải nghiệm sẽ giúp bạn có những chỉ dẫn đúng đắn.
Giảm căng thẳng cho trẻ
Trẻ tăng động giảm chú ý luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng, khó kiềm chế được cảm xúc của mình. Nếu trẻ quá căng thẳng thì tình trạng này có thể tệ hơn. Do đó, bạn nên tìm cách để trẻ bớt căng thẳng như kể cho trẻ nghe một câu chuyện hài, cho trẻ nghe nhạc hoặc chơi với trẻ.
Điều trị là sự kết hợp giữa thuốc, liệu pháp hành vi cũng như các biện pháp giúp đỡ tại nhà. Ngoài các biện pháp này, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ não để hỗ trợ điều trị. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị cho trẻ bị tăng động giảm chú ý nhưng sản phẩm nổi bật nhất phải nhắc đến đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang (*).
Với công thức kết hợp Đông Tây y cùng với những thành phần tốt cho não bộ như cao thăng ma, cao ginkgo biloba, taurine, coenzyme Q10, vitamin B6, acid folic, natri succinate, Vương Não Khang có tác dụng cải thiện giấc ngủ, hành vi tăng động, rối loạn hành vi, giảm lo âu và tăng khả năng học tập, ghi nhớ của trẻ. Hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Bất cứ người mẹ nào cũng không thể quên được cơn đau khi chuyển dạ và tất nhiên càng không thể quên được giây phút hạnh phúc nghe thấy tiếng con khóc khi vừa chào đời. Cơn đau nhất cũng đã trải qua, không còn gì có thể làm khó được mẹ. Đừng vì sự xao nhãng nhất thời của mình mà làm chậm trễ việc can thiệp cho trẻ.
Nếu chẳng may bé cưng nhà bạn mắc chứng tăng động giảm chú ý thì bạn cũng đừng quá lo bởi chỉ cần bạn kiên nhẫn thực hiện các liệu pháp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng của trẻ. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 098 712 6085 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
(*) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bích Ngân/HELLO BACSI
[embed-health-tool-vaccination-tool]