- Sử dụng ống nhỏ giọt tiệt trùng và nhỏ 2–3 giọt colloidal silver vào mắt
- Thực hiện 3–4 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng biến mất
- Hãy đảm bảo bạn đã nhỏ cả hai mắt của trẻ để phòng ngừa nhiễm trùng lây lan
4. Trà hoa cúc

Các đặc tính làm mát tự nhiên và hương thơm dịu nhẹ của trà hoa cúc giúp chữa đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu. Bạn có thể thực hiện liệu pháp này theo hai cách sau:
- Ngâm hoa cúc trong nước sôi và để nguội. Sử dụng miếng bông tẩy trang tiệt trùng thấm vào dung dịch rồi đặt lên mí mắt
- Thêm một vài giọt tinh dầu hoa cúc vào nước cất. Sử dụng miếng bông tẩy trang tiệt trùng thấm vào dung dịch rồi đặt lên mí mắt. Bạn cần lưu ý rằng cách này không áp dụng cho trẻ dưới một tuổi.
5. Dung dịch nước muối sinh lý
Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng đau mắt đỏ đơn giản, kinh tế và phổ biến nhất là sử dụng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%). Nước muối sinh lý có khả năng làm dịu mắt cũng như làm sạch các tạp chất gây ra do nhiễm trùng nhờ tính năng khử trùng dạng nhẹ. Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý ở bất kỳ tiệm thuốc nào.
6. Khoai tây tươi

Thực tế, khoai tây có khả năng hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và giảm kích ứng. Bạn cũng có thể dùng khoai tây để khắc phục tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh như sau:
- Rửa sạch khoai tây rồi cắt một lát mỏng. Đặt một lát khoai tây lên mắt bị nhiễm trùng
- Nghiền khoai tây và đắp lên mắt trẻ (tương tự đắp mặt nạ) trong 5–10 phút
- Có thể lặp lại nhiều lần. Lưu ý, khoai tây được sử dụng phải là khoai tây tươi sống
7. Vitamin A
Một chế độ ăn giàu vitamin A như cà rốt và rau bó xôi sẽ bảo vệ cơ thể, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các tế bào bạch cầu khỏe mạnh để chống lại nhiễm trùng trong cơ thể.
8. Kẽm và vitamin C
Hãy tăng lượng rau, trái cây họ cam, cá và trứng trong chế độ ăn của trẻ mới biết đi nhằm xây dựng khả năng miễn dịch ở trẻ mạnh hơn.
9. Thuốc không kê đơn (OTC)
Hiện này trên thị trường có một số loại thuốc không kê đơn (OTC) dành cho trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, tốt hơn hết bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.
10. Kháng sinh
Nếu hiện tượng đau mắt đỏ không tự lành sau một thời gian ngắn (khoảng hai tuần) hoặc trẻ biểu hiện một số triệu chứng trở nặng như sốt, cần cho trẻ đến bác sĩ. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc kèm theo kháng sinh, tùy thuộc vào bản chất nhiễm trùng cũng như mức độ nghiêm trọng của nó.
Bạn có thể muốn biết: Thuốc kháng sinh và những điều bạn cần biết.
Nhìn chung, đau mắt đỏ không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ vẫn cần phải được lưu tâm nhiều và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà càng sớm càng tốt nhằm tránh trường hợp biến chứng phát sinh.