Cách tiêm thuốc và thử máu cho con

Khi bạn biết cách tiêm thuốc và thử máu cho con sẽ giúp bé phần nào an tâm trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường của mình. Dưới đây là những gợi ý có thể giúp bạn.
• Chuẩn bị sẵn dụng cụ tiêm và thử máu: Bạn nên chuẩn bị insulin và dụng cụ để thử máu nhưng hãy để ngoài tầm nhìn của con bạn.
• Nên tiêm cho con thật nhanh: Bạn nên bình tĩnh để tiêm thật nhanh cho con để con không phải hồi hộp quá lâu.
• Thay đổi vị trí xét nghiệm và tiêm: Bạn không nên xét nghiệm hay tiêm liên tiếp vào cùng một chỗ.
• Tận dụng thời gian ở các bữa ăn: Đối với trẻ sơ sinh, tiêm hoặc xét nghiệm máu trong thời gian cho con bú hoặc bú bình có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu.
• Sử dụng insulin ở nhiệt độ phòng: Bạn có thể sử dụng insulin ở nhiệt độ phòng và chờ cho đến khi cồn từ miếng gạc khô trước khi bạn tiêm để giảm thiểu sự khó chịu cho con.
• Thử dùng nước đá: Bạn xoa chỗ tiêm cho con với một khối nước đá bọc trong một túi nhựa hoặc khăn để làm tê da trước khi tiêm. Điều này có thể giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
• Làm cho trẻ phân tâm: Khi tiêm insulin cho con, bạn có thể phân tán tư tưởng của con bằng cách thổi còi, hát, lắc đồ chơi… Điều này sẽ làm bé bớt tập trung vào điều khiến bé lo sợ. Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể cho bé đeo tai nghe hoặc xem một đoạn video khi tiêm.
• Cho bé cầm gấu bông: Bạn có thể cho con ôm búp bê hoặc thú nhồi bông trong khi tiêm thuốc hoặc xét nghiệm máu.
• Khen thưởng cho con sau khi tiêm xong: Bạn có thể sử dụng các hình dán hoặc các phần thưởng nhỏ khác để khuyến khích con hợp tác trong việc tiêm và xét nghiệm máu. Con bạn có thể thêm một hình dán để ghi chú những lần thành công sau mỗi lần tiêm hoặc xét nghiệm máu. Bạn không nên sử dụng thực phẩm hay đồ uống như là phần thưởng cho con bởi sẽ làm ảnh hưởng đường huyết của con.
• Khen ngợi con khi con hợp tác tốt: Bạn có thể khen con sau khi con đã làm tốt việc tiêm và thử máu nhưng bạn không nên làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ về việc không chịu hợp tác.
• Ôm con sau khi tiêm: Bạn có thể ôm con, chơi game, kể chuyện cho bé hay đọc một cuốn sách cho trẻ nghe sau khi xét nghiệm máu hoặc tiêm.
• Tâm sự với phụ huynh khác: Bạn có thể tâm sự với các bậc phụ huynh có con mắc bệnh tiểu đường khác để có được những kinh nghiệm. Bạn cũng có thể nói chuyện với vợ/chồng hoặc bạn bè về những căng thẳng mà bạn phải đối mặt khi quản lý bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Khi đồng hành cùng với con trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn hãy lắng nghe, đồng cảm và bao dung với con nhiều hơn để giúp con kiểm soát được những triệu chứng của bệnh tiểu đường để sống khỏe mạnh hơn nhé.