Lá lách là cơ quan nằm ở phía trên, bên trái bụng và có nhiệm vụ tạo ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Chúng cũng chịu trách nhiệm loại bỏ các tế bào máu, kể cả tiểu cầu, đã hư hỏng ra khỏi máu. Thế nhưng, ở người bị xuất huyểt giảm tiểu cầu vô căn thì lá lách lại tấn công nhầm vào những tế bào tiểu cầu khỏe mạnh.
Phẫu thuật cắt bỏ lá lách sẽ giúp các tế bào tiểu cầu bình thường không bị tấn công nữa và triệu chứng bệnh cũng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, khi cơ thể mất đi lá lách đồng nghĩa với việc nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ cao hơn. Do đó, phẫu thuật cắt bỏ lá lách không được khuyến nghị cho tất cả người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
8. Tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là cấp tính hay mạn tính?
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có thể là cấp tính (ngắn hạn) hoặc mạn tính (dài hạn). Trong đó, tình trạng cấp tính thường hình thành sau khi bạn bị nhiễm trùng nặng và xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu cấp tính thường không kéo dài hơn 6 tháng, cho dù có hay không có điều trị. Trong khi đó, xuất huyết giảm tiểu cầu mạn tính sẽ kéo dài lâu hơn và có thể tồn tại suốt đời.
Tuy vậy, tình trạng mạn tính đôi lúc cũng không cần điều trị do còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Để đảm bảo an toàn, tốt hơn hết là bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những lựa chọn điều trị sau khi đã chẩn đoán.
9. Những triệu chứng nghiêm trọng nào cần phải theo dõi?
Những triệu chứng phổ biến của xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn bao gồm xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ hay tím, vết bầm tím và mệt mỏi. Tuy vậy, các triệu chứng trên thường chưa đe dọa đến tính mạng. Nếu thấy các dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên, bạn nên thông báo với bác sĩ để có biện pháp thay đổi kế hoạch điều trị hay làm các xét nghiệm để theo dõi.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng hoặc chảy máu nào, hãy liên lạc ngay với bác sĩ:
- Ớn lạnh
- Sốt cao
- Cực kỳ mệt mỏi
- Đau đầu
- Đau ngực
- Khó thở

Nếu bạn bị chảy máu kéo dài mà không ngừng lại, hãy gọi 115 hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
10. Tiên lượng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu như thế nào?
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, hầu hết người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn mạn tính đã sống chung với tình trạng này lâu dài mà không có biến chứng lớn nào xảy ra. Một số trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu nhẹ chỉ xuất hiện tạm thời. Thế nhưng, cũng có những trường hợp nghiêm trọng và cần phải điều trị tích cực.
Dựa trên độ tuổi, sức khỏe tổng thể và khả năng đáp ứng với điều trị mà bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng gần đúng nhất có thể. Mặc dù không có cách chữa trị hoàn toàn cho xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn nhưng các phương pháp điều trị kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh. Tuân theo kế hoạch điều trị là cách tốt nhất giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống ổn định.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!