backup og meta

Khi nào nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh?

Khi nào nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh?

Khi con bị bệnh, một vài bà mẹ vì muốn trẻ  hết bệnh càng nhanh càng tốt thế nên đã cho con uống thuốc kháng sinh. Nhưng bạn biết không, thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng là phương pháp tốt nhất, đôi khi còn có hại hơn là có lợi. Làm thế nào để mẹ biết cách sử dụng thuốc an toàn và cách tránh sử dụng quá liều.

Mẹ nên biết thuốc kháng sinh hoạt động như thế nào?

Thuốc kháng sinh được sử dụng đầu tiên vào những năm 1940, là một trong những loại thuốc vô cùng hữu dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều đã dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, nghĩa là cơ thể khi mắc bệnh đã không phản hồi tích cực với thuốc. Thêm vào đó, trẻ uống nhiều kháng sinh đồng nghĩa với tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ, như đau bụng và tiêu chảy hoặc dị ứng.

 Để hiểu hơn cách thuốc kháng sinh hoạt động, bố mẹ cần biết về 2 loại vi sinh vật có thể gây bệnh là vi khuẩn và virus.

 Vi khuẩn là sinh vật sống có cơ quan, tồn tại như những đơn bào. Vi khuẩn có thể ở khắp mọi nơi nhưng hầu hết không gây nguy hại và trong vài trường hợp có thể có lợi.

 Virus không sinh sống và tồn tại – chúng là những phân tử chứa vật chất di truyền được bao bọc trong protein. Virus phát triển và sinh sản chỉ sau khi chúng xâm chiếm các tế bào sống khác.

Trẻ gặp triệu chứng nào có thể uống thuốc kháng sinh?

Dưới đây là các triệu chứng bố mẹ cần biết để cân nhắc xem có cho con uống thuốc:

Viêm họng

Viêm họng thường là biểu hiện đầu tiên của nhiễm virus cảm lạnh. Nếu con bạn bị viêm họng, chúng sẽ thường kèm theo:

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể do vi khuẩn, virus, các chất dị ứng hay kích thích. Nếu phần tròng trắng ở mắt trẻ chuyển sang đỏ và bị sưng lên, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ điều trị.

Viêm tai

Có hai loại viêm tai thường gặp: Viêm tai giữa có chảy dịch (khi tai giữa bị bít lại do dịch từ chất dị ứng hay kích thích) và viêm tai giữa cấp tính. Khi mắc bệnh, trẻ thường khó ngủ và mệt mỏi.

Làm thế nào để mẹ giúp bé tránh việc sử dụng kháng sinh quá liều?

Điều chỉnh sử dụng kháng sinh không chỉ thuộc vào bác sĩ mà còn phụ thuộc vào cha mẹ.

  •  Kháng sinh không phải lúc nào cũng tốt cho cơ thể trẻ: Ví dụ như mỗi khi con bạn bị nghẹt mũi, đau họng và ho nhiều, bạn muốn chữa bệnh hết nhanh chóng nên thường bỏ qua các chỉ định và yêu cầu bác sĩ cho trẻ uống kháng sinh;
  • Đợi mầm bệnh biến mất: Nếu con bạn bị nhiễm virus, thời gian là liều thuốc điều trị tốt nhất. Nhưng bạn có thể hỏi bác sĩ xem thuốc giảm đau có thể làm bớt triệu chứng hay không;
  • Đề nghị: Nếu bác sĩ kê đơn có kháng sinh cho con bạn, bạn nên hỏi xem thử chúng có cần thiết không, có thể loại bỏ kháng sinh nếu không cần thiết;
  • Làm theo hướng dẫn: Nếu con bạn thật sự cần thuốc kháng sinh, bạn nên cho bé uống theo hướng dẫn để triệt tiêu vi khuẩn càng nhanh càng tốt. Nhất là luôn cho trẻ uống đầy đủ liều kháng sinh, thậm chí là khi con đã dần khỏe lại. Khi bạn ngừng cho con uống thuốc sớm, các vi khuẩn sẽ mạnh hơn và khiến trẻ bị bệnh trở lại, lúc này lại cần một liều kháng sinh mạnh hơn;
  • Sử dụng đơn thuốc mới mỗi lần bệnh: Nếu bạn có đơn những thuốc kháng sinh cũ, bạn không nên sử dụng lại dù các loại thuốc đấy vô cùng hiệu quả. Mỗi căn bệnh, mỗi loại nhiễm khuẩn đều cần một đơn thuốc đặc hiệu;
  • Giữ trẻ tránh bị bệnh truyền nhiễm: Một vài loại nhiễm khuẩn hay lây và nguy hiểm cần được phòng ngừa với với vắc-xin, bao gồm ho gà và bệnh phế cầu khuẩn;
  • Sử dụng vắc-xin cho chính bản thân: Nếu muốn, cần phải chắc chắn sử dụng vắc-xin để bảo vệ trẻ khi sinh và yêu cầu người hộ sinh tiêm các vắc-xin hiện nay.

Kháng sinh là phương thuốc quan trọng trong y khoa nhưng những lỗi đề kháng đang phát triển nhanh hơn những loại thuốc mới đang được phát triển. Chúng ta phải sử dụng kháng sinh một cách khôn ngoan để chắc chắn rằng thuốc sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả khi con bạn thật sự cần chúng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ cần thiết.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Overusing antibiotics http://www.whattoexpect.com/childrens-health/overusing-antibiotics.Ngày truy cập 22/8/2016
Antibiotic overuse http://kidshealth.org/en/parents/antibiotic-overuse.html. Ngày truy cập 22/8/2016
Overuse of antibiotics http://www.parents.com/health/medicine/antibiotics/overuse-of-antibiotics/. Ngày truy cập 22/8/2016

Phiên bản hiện tại

10/12/2019

Tác giả: Hương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Kim Kim


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hương Quỳnh · Ngày cập nhật: 10/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo