backup og meta

Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì để nhanh hồi phục?

Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì để nhanh hồi phục?

Viêm da cơ địa (bệnh chàm da) là một bệnh viêm mãn tính có thể tái phát. Trẻ em bị viêm da cơ địa sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Vậy, viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì để giảm nhẹ triệu chứng bố mẹ biết chưa?

Trẻ bị viêm da cơ địa thường sẽ bị tái phát nhiều lần và bệnh lý kéo dài dai dẳng. Khi thấy con khó chịu, bố mẹ sẽ rất lo lắng và tìm đủ mọi cách để con giảm bớt những triệu chứng của bệnh. Bài viết này Hello Bacsi sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu về các loại thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em nhé.

Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa

Nguyên nhân chính xác gây ra viêm da cơ địa ở trẻ em chưa được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết bệnh lý có thể liên quan đến một số nguyên nhân sau:

  • Gene di truyền:  Viêm da cơ địa có thể được di truyền từ bố mẹ sang con cái. 
  • Hệ miễn dịch yếu: Trẻ em thường có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất dễ bệnh trong đó có các bệnh da liễu như viêm da cơ địa.
  • Yếu tố từ môi trường sống: Trẻ em cũng có thể bị viêm da cơ địa do dị ứng với thời tiết, tắm nước nóng, xà phòng và ở nơi có nhiệt độ khô nóng.

Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì
Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì và dấu hiệu nhận biết là gì?

Trước khi tìm hiểu viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì, Hello Bacsi và bố mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết bệnh lý. Về cơ bản, dấu hiệu viêm da ở địa ở trẻ em thường gặp gồm:

Tuy nhiên, các dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ có thể khác nhau tùy từng độ tuổi như:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở má, trán hoặc da đầu. Các vùng viêm da có thể lan đến đầu gối, khuỷu tay và toàn thân (nhưng thường không lan đến vùng mặc tã).
  • Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên: Viêm da thường xuất hiện ở các khu vực mặt trong của khuỷu tay, khuỷu chân, trên cổ hoặc ở phía trong cổ tay và mắt cá chân. Da của trẻ thường đóng vảy và khô hơn so với giai đoạn mới bị bệnh. Thậm chí, làn da của trẻ cũng có thể dày hơn, sẫm màu hơn hoặc có sẹo do bị trầy xước (gọi là lichen hóa).

Viêm da cơ địa ở trẻ em nên bôi thuốc gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì? Bố mẹ nên xin tư vấn từ bác sĩ để chọn được loại thuốc bôi phù hợp với tình trạng bệnh lý của trẻ. Các bác sĩ có thể tư vấn cho trẻ bôi kem dưỡng ẩm, thuốc Corticoid, thuốc ức chế calcineurin…

1. Dùng kem dưỡng ẩm

viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì
Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì? Bố mẹ nên cho trẻ dùng kem dưỡng ẩm

Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì? Bố mẹ nên cho trẻ dùng kem dưỡng ẩm. Bởi vì, dưỡng ẩm là một bước quan trọng trong quy trình điều trị viêm da cơ địa. Nếu việc dưỡng ẩm cho da tốt thì có thể cải thiện tình trạng khô, ngứa da, phục hồi hàng rào bảo vệ da, làm giảm thời gian và mức độ sử dụng corticoid.

Khi dùng kem dưỡng ẩm cho bé, bố mẹ nên chọn loại kem phù hợp với tình trạng da của trẻ. Khi sử dụng dưỡng ẩm cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Nên sử dụng kem sau khi tắm từ 3-5 phút để duy trì độ ẩm cho làn da.
  • Nên sử dụng ít nhất 2-3 lần/ngày, có thể tăng số lần nếu da quá khô. Bố mẹ cũng nên duy trì dùng dưỡng ẩm kể cả khi da không có dấu hiệu.
  • Trong giai đoạn cấp tính, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng kem dưỡng ẩm kết hợp với corticoid. Lưu ý là nên bôi dưỡng ẩm trước khi bôi corticoid.

2. Bôi Corticoid tại chỗ viêm da

viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì
Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì? Bố mẹ nên cho trẻ bôi corticoid tại chỗ da ngứa

Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì? Bố mẹ nên cho trẻ bôi corticoid tại chỗ da ngứa. Đây là thuốc sử dụng trong trường hợp bùng phát bệnh lý. Khi bố mẹ bôi corticoid cho trẻ nên lựa chọn sản phẩm phù hợp với đặc điểm, vị trí viêm da và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 

Những vùng da mỏng như da mặt, bộ phận sinh dục, cổ, nách, bẹn, dưới vú thì dùng corticoid nồng độ từ nhẹ đến trung bình. Với vùng da dày sừng thì nên sử dụng sản phẩm corticoid ở mức độ mạnh hơn.

3. Thuốc ức chế calcineurin

Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì? Các loại thuốc ức chế calcineurin bố mẹ có thể sử dụng là tacrolimus hoặc pimecrolimus. Đây là các sản phẩm được sử dụng khi cơ địa của trẻ không đáp ứng được với thuốc bôi corticoid. Hoặc bố mẹ có thể dùng sản phẩm để bôi trên các vùng da teo da, giãn mạch do tác dụng phụ của corticoid. 

Trên đây là những loại thuốc tham khảo mà bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ để điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý bác sĩ có thể kể đơn thuốc bôi cho trẻ bằng những sản phẩm khác. 
Trong trường hợp sử dụng thuốc kê đơn, ba mẹ luôn cần có sự chỉ định và khuyến cáo từ bác sĩ để sử dụng an toàn.

Như vậy câu trả lời cho thắc mắc “viêm da cơ địa bôi thuốc gì ở trẻ em?” thì tùy vào tình trạng bệnh lý bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi cho trẻ bằng những sản phẩm khác nhau. Bác sĩ có thể cho trẻ bôi kem dưỡng ẩm, corticoid, thuốc ức chế calcineurin,… Bạn có thể tham gia vào cộng đồng của Hello Bacsi để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc bé bị viêm da cơ địa trong mùa hè nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Atopic Dermatitis in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=atopic-dermatitis-in-children-90-P01675
Truy cập ngày 25/07/2024

2. Atopic Dermatitis in Children
https://nationaleczema.org/eczema/children/atopic-dermatitis/
Truy cập ngày 25/07/2024

3. Eczema
https://www.childrenshospital.org/conditions/eczema
Truy cập ngày 25/07/2024

4. Eczema (Atopic Dermatitis)
https://kidshealth.org/en/parents/eczema-atopic-dermatitis.html
Truy cập ngày 25/07/2024

5. Những điều cần biết về viêm da cơ địa ở trẻ em
https://dalieu.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-viem-da-co-dia-o-tre-em-d4115.html
Truy cập ngày 25/07/2024

Phiên bản hiện tại

26/08/2024

Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo