Nhiều trường hợp, mụn trứng cá còn xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ ở độ tuổi rất nhỏ. Khi điều này xảy ra,bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để đánh giá tình trạng của bé vì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác nữa.
Mụn trứng cá ở giai đoạn trước tuổi dậy thì có khác với mụn ở tuổi dậy thì?
Mụn trứng cá là một vấn đề ít nghiêm trọng hơn đối với những trẻ trước tuổi dậy thì. Trẻ trong độ tuổi này thường bị mụn đầu đen và mụn đầu trắng (mụn không viêm), đôi lúc sẽ có mụn viêm đỏ, và thường tập trung ở vùng tiết bã nhờn nhiều như trán, dọc cánh mũi và trên cằm hay còn gọi là vùng chữ T của khuôn mặt. Ngoài ra, mụn cũng có thể có ở tai. Mụn không viêm thường là những nốt nhỏ và không bị viêm đỏ.
Tuy nhiên, một vài trẻ bị mụn tấn công nghiêm trọng dù chưa bước qua độ tuổi dậy thì. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ sẽ bị mụn nặng hơn về sau nên sự rất cần sự can thiệp điều trị sớm.
Những biện pháp điều trị mụn trứng cá có an toàn cho trẻ chưa tới giai đoạn dậy thì?
Đa phần các biện pháp điều trị mụn trứng cá không được tán thành cho những bệnh nhi dưới 12 tuổi (tuy nhiên có một vài sản phẩm trị mụn đã được chấp thuận cho trẻ từ 9 tuổi trở lên). Tuy vậy, phần lớn các biện pháp điều trị mụn trứng cá đã được kiểm chứng và thử nghiệm đầy đủ trên những trẻ ở tuổi dậy thì và thanh niên và được chứng minh là an toàn và có hiệu quả. Các biện pháp tương tự cũng đã được áp dụng an toàn và hiệu quả cho những trẻ chưa tới giai đoạn dậy thì trong nhiều năm.
Có nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Có nhiều vấn đề về da khác có thể trông giống như mụn trứng cá. Nếu có thắc mắc gì về chẩn đoán này, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu.
Bác sĩ nên đánh giá tình trạng mụn của bất kì trẻ nào trong độ tuổi từ 1 đến 7 vì mụn trứng cá ở nhóm tuổi này thường không bình thường và có thể là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn. Nếu trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì (7 tới 11 tuổi) hoặc đã dậy thì (12 tới 18 tuổi) bị mụn nhẹ và không gây ảnh hưởng nhiều thì có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc da phù hợp và đều đặn.