Kiểm tra hậu môn của trẻ vào ban đêm sau khi trẻ đã ngủ. Nhẹ nhàng tách hai bên mông của trẻ ra và dùng đèn quan sát. Nếu trẻ bị nhiễm giun, bạn sẽ nhìn thấy một hoặc nhiều con giun bò ra xung quanh quần áo và drap trải giường. Bạn cũng có thể nhìn thấy giun trong phân của trẻ.
Nếu trẻ bị nhiễm giun móc, trẻ sẽ có các triệu chứng sau:
- Phát ban, ngứa ở nơi mà giun xâm nhập
- Thiếu máu
Giun sán thường truyền qua đâu?
1. Đất bị nhiễm giun

Đất là đường lây truyền phổ biến nhất. Trẻ có nguy cơ bị nhiễm các loại giun truyền qua đất như giun móc, giun đũa, sán dây, giun tóc.
Nếu một người bị nhiễm giun thải phân vào đất thì sẽ khiến cho trứng giun cũng truyền vào đất. Từ trứng sẽ phát triển thành ấu trùng, sau đó là giun. Nếu trẻ đi chân trần hoặc bò trên đất bị nhiễm giun thì những con ấu trùng này có thể xâm nhập vào lòng bàn chân của trẻ.
Ngoài ra, giun còn có thể ẩn nấp trong móng tay. Nếu trẻ cứ để tay bẩn và cho vào miệng thì nguy cơ nhiễm giun sẽ rất cao.
2. Nước bị nhiễm
Có một số loại giun sống trong nước, thường thấy ở hồ, lu hoặc các vũng nước. Chơi, tắm rửa và bơi ở những khu vực này hoặc ăn những món ăn được chế biến từ nguồn nước bị nhiễm có thể khiến trẻ bị nhiễm giun.
Trẻ nhỏ thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.
3. Thức ăn chưa được nấu chín hoặc không hợp vệ sinh
Giun móc, giun tóc và giun đũa thường cư ngụ trên những loại rau được trồng ở những vùng đất bị nhiễm giun. Nếu trước khi ăn mà không rửa sạch thì nguy cơ bị nhiễm giun là rất cao.
Những loài động vật sống dọc theo nguồn nước bị nhiễm giun như cá, gia súc, cừu và dê cũng có thể bị nhiễm giun. Vì vậy, ăn thịt, cá sống hoặc không được nấu kỹ sẽ dễ bị nhiễm giun.
4. Tiếp xúc với người bị nhiễm giun
Nếu một người bị nhiễm giun tiếp xúc với trẻ thì họ sẽ dễ lây giun sán sang cho trẻ. Giun kim thường được lây truyền theo cách này.
Trứng giun vẫn có thể còn nằm ở móng tay nếu trẻ không rửa tay sạch và những trứng giun này có thể truyền sang đồ chơi của trẻ hoặc trực tiếp đi vào miệng. Những con giun này có thể sống khoảng 3 tuần trên drap trải giường và quần áo.
Giun ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?
Về ngắn hạn, một số bệnh nhiễm giun có thể đem đến nhiều phiền toái hơn so với một số bệnh khác. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn đến xuất huyết đường ruột. Ngoài ra, nhiễm giun còn có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, sút cân và thiếu máu.
Trẻ bị nhiễm giun thường dễ mắc bệnh hơn do hệ miễn dịch của trẻ đã suy yếu. Nhiễm sán dây nghiêm trọng có thể dẫn đến khối u phát triển trong não. Mặc dù điều này khá hiếm nhưng bạn vẫn nên cẩn thận.
Về lâu dài, nhiễm giun có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai. Nếu được điều trị kịp thời thì có thể ngăn ngừa những điều này.
Xét nghiệm kiểm tra nhiễm giun ở trẻ nhỏ
Cách tốt nhất để xác định xem trẻ có bị nhiễm giun hay không là đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Kiểm tra phân: Bác sĩ sẽ lấy mẫu phân của trẻ và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có giun hoặc trứng giun không.
- Kiểm tra bằng băng dính: Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách để một miếng băng dính ở hậu môn của trẻ để thu thập trứng giun. Sau đó, miếng băng dính sẽ được gửi đến một phòng thí nghiệm để kiểm tra.
- Kiểm tra dưới móng tay: Bác sĩ sẽ kiểm tra trứng giun dưới móng của trẻ.
- Kiểm tra bằng bông gạc: Bác sĩ có thể dùng bông gạc lau xung quanh vùng hậu môn của trẻ để kiểm tra trứng giun.
- Siêu âm: Xét nghiệm thường được thực hiện khi trẻ bị nhiễm giun nghiêm trọng. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ tìm ra được vị trí chính xác của giun.
Cách điều trị nhiễm giun

Tất cả các loại giun đều có thể được điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc hoặc phương pháp tẩy giun dựa trên loại giun mà trẻ bị nhiễm. Trẻ cũng cần bổ sung chất sắt nếu bị thiếu máu.
Không tự ý mua thuốc hoặc cho trẻ dùng các loại thảo mộc vì một số thuốc chống giun có thể không phù hợp với trẻ dưới 2 tuổi. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!