Từ trước tới giờ, DHA vẫn luôn là một chất quan trọng dành cho trẻ nhỏ. Tại sao lại như vậy? Thông qua bài viết này, các bà mẹ có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của DHA, việc thiếu DHA ảnh hưởng đến não bộ của trẻ như thế nào, từ đó đảm bảo sức khỏe cho chính mình và bé.
DHA là một chất axit béo không bão hòa thuộc nhóm omega-3. Đây là một thành phần quan trọng trong việc cấu tạo màng não, ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. DHA tìm thấy hầu hết ở tất cả các cơ quan, nhưng tập trung chủ yếu ở mô thần kinh võng mạc và hệ tim mạch.
Theo các nhà khoa học, DHA chiếm 20% khối lượng não. DHA cũng vô cùng quan trọng cho dây thần kinh võng mạc và thị lực ở trẻ sơ sinh. Loại axit béo này hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh và não ở trẻ.
Ngoài ra, DHA giúp làm giảm cholesterol, chống xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và chứng trầm cảm ở thai phụ.
Hơn hết, DHA còn giúp tăng cường trí thông minh (IQ) cho trẻ, ngăn ngừa mắc các bệnh về hành vi và khuyết tật hay thiểu năng, tự kỷ.
Nồng độ DHA thấp có thể ảnh hưởng đến kỹ năng đọc, trí nhớ và hành vi của trẻ
Các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu ở những trẻ 7–9 tuổi có điểm số về kỹ năng đọc thấp hơn mức trung bình. Những đứa trẻ này, nồng độ DHA và axit béo omega-3 thấp, dẫn đến yếu trong kỹ năng đọc, ghi nhớ và gặp các vấn đề hành vi. Theo nghiên cứu trước đây cho biết, trẻ em mắc hội chứng ADHD (hội chứng tăng động, giảm chú ý) hay có vấn đề về học tập, cử chỉ hành vi thường có nồng độ chất béo bão hòa omega-3 thấp hơn bình thường.
Mới đây, các nhà khoa học đã cho biết thêm, những trẻ em nhìn khỏe mạnh, không có vấn đề về sức học, nhưng có kỹ năng đọc kém lại liên hệ với lượng omega-3 thấp.
Theo như đề xuất của WHO, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú cần đảm bảo tiếp nhận đủ DHA (200mg/ngày). Tuy nhiên, thực tế thai phụ hấp thụ DHA hằng ngày chỉ bằng một nửa so với liều lượng khuyến cáo. Nếu thai phụ không có đủ lượng DHA trong quá trình mang thai, thai nhi có thể sẽ bị chậm phát triển và trì trệ trí não.
Nghiên cứu quá trình học vấn từ các trẻ 9 tuổi cho thấy, trẻ em được bú sữa mẹ và được bổ sung đủ lượng DHA sẽ thông minh hơn trẻ bình thường và ít mắc chứng trầm cảm, lười vận động, tự kỷ, phát âm không rõ ràng hay rối loạn hành vi.
Ngoài ra, việc thiếu DHA sẽ tăng rủi ro mắc các bệnh về mắt cho thai nhi như khúc xạ mắt, các bệnh về mắt, mắt không tốt…
Trẻ vừa mới sinh có thể mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và dị ứng nếu thiếu DHA.
Các thí nghiệm
Một thí nghiệm về bé 9 tuần tuổi với mẹ từng hấp thu khoảng 214 mg DHA mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Khi giấu đồ chơi của trẻ vào khăn tắm rồi đặt lên bàn, trẻ không khó khăn trong việc kéo khăn bàn rồi nắm lấy khăn tắm để tìm thấy đồ chơi của mình. Với người mẹ không có đủ lượng DHA, với cùng thí nghiệm nhưng đứa trẻ không thể giải quyết được vấn đề.
Không những thế, nghiên cứu cho hay, những trẻ em hiếu động không tập trung vào việc học có thể cải thiện tình hình bằng việc hấp thụ các thực phẩm chứa DHA.
Những triệu chứng của việc thiếu DHA
Nếu trẻ thiếu DHA, chúng sẽ chậm phát triển về mặt trí tuệ, kém thông minh, khó tập trung, gặp trở ngại về ngôn ngữ (nói lắp, phát âm không rõ), thường phải chịu các bệnh về hô hấp hay dị ứng. Ở thai phụ, vấn đề DHA có thể được thể hiện qua việc trầm cảm, hay quên, dễ nóng giận, cáu gắt.
Việc cung cấp DHA trong quá trình mang thai vô cùng quan trọng cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Để tránh gặp những vấn đề, bất trắc nguy hiểm, người mẹ cần cung cấp đủ lượng DHA.
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về DHA, từ đó giúp bạn cân bằng chế độ ăn uống nhằm có một sức khỏe tốt cũng như đảm bảo sự phát triển của bé sau này.
[embed-health-tool-vaccination-tool]