Do thủ phạm chính gây kiết lỵ là vi khuẩn đường ruột nên bệnh rất dễ lây theo đường ăn uống và việc giữ vệ sinh kém:
- Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua thức ăn, nước uống, trẻ sẽ dễ mắc bệnh nếu bạn thực hiện chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh, không ăn chín, uống sôi
- Vật nuôi mang mầm bệnh như chó, mèo cũng là một trong những tác nhân chính gây nên bệnh kiết lỵ
- Ruồi là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm, thức ăn không được đậy kỹ để ruồi nhặng bâu vào có thể gây ngộ độc, đau bụng…
- Trẻ vệ sinh tay chân vội vàng nên không sạch sẽ, đi vệ sinh xong không rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, nghịch đất cát xong cũng để vậy mà cầm nắm thức ăn, đồ chơi. Lúc này, vi khuẩn ở bàn tay có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và gây bệnh.
- Do bào nang của amíp dính dưới móng tay…
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh kiết lỵ, tốt nhất, bạn nên cho trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác, tìm nguyên nhân mắc bệnh và có cách điều trị phù hợp. Có rất nhiều loại thuốc đặc trị cho bệnh này tùy theo mức độ cũng như loại vi khuẩn mắc phải. Bạn không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dùng hoặc áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị bệnh. Nếu trẻ có hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy thì cần được truyền dịch hoặc uống dung dịch oresol (ORS) để bù nước và chất điện giải.
Phòng ngừa kiết lỵ không khó như bạn nghĩ
Thực tế, việc phòng ngừa kiết lỵ không khó. Nguyên nhân gây bệnh đa phần xuất phát từ việc ăn uống không đảm bảo và giữ vệ sinh kém. Do đó, nếu muốn phòng bệnh, bạn chỉ cần chú ý thay đổi và duy trì một số thói quen lành mạnh là đã có thể bảo vệ được sức khỏe cho bé yêu và cả gia đình. Cụ thể, bạn cần:
- Chế biến kỹ các loại thực phẩm, đảm bảo ăn chín, uống sôi. Sau khi chế biến, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, nếu chưa dùng ngay, cần bảo quản trong tủ lạnh và hâm nóng trước khi dùng.
- Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ, đặc biệt, cần vệ sinh các dụng cụ như bình sữa, chén bát, đồ chơi… của trẻ thường xuyên và kỹ lưỡng.
- Xử lý tã của bé, rác thải hợp vệ sinh, diệt ruồi, nhặng và côn trùng truyền bệnh.
Ngoài ra, vệ sinh tay cũng là một trong những phương pháp phòng bệnh cực hữu hiệu mà bạn nên áp dụng cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Theo các chuyên gia về y tế, trên bàn tay của mỗi người có chứa hàng triệu vi khuẩn, virus… trong đó có rất nhiều vi sinh vật gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn, tay chân miệng… Thế nhưng, dù ý thức điều này, việc rửa tay với xà phòng thật sự vẫn chưa trở thành thói quen thường xuyên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vệ sinh tay được coi là liều thuốc phòng bệnh rất đơn giản, dễ thực hiện. Chỉ một động tác rửa tay với xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có kiết lỵ.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có thói quen rửa tay vội vàng, nếu sử dụng các loại bánh xà phòng hay nước rửa tay thông thường sẽ rất khó làm sạch được vi khuẩn. Do đó, bạn cần chọn những sản phẩm nước rửa tay có công thức diệt khuẩn siêu tốc như Ion Bạc để đảm bảo bàn tay bé luôn sạch vi khuẩn. Đặc biệt, ngoài việc nhắc nhở trẻ, bạn và những người chăm sóc cũng cần rửa tay và khử trùng đồ chơi, vật dụng của trẻ thường xuyên để hạn chế lây nhiễm virus.

Ngân Phạm / HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!