2. Về nguyên nhân
Tiêu chảy thường xảy ra do vi khuẩn E.coli, Rotavirus, vi khuẩn tụ cầu, tả, thương hàn… gây ra, có thể ảnh hưởng đến ruột non. Trong khi kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột, do trực khuẩn Shigella thuộc vi khuẩn gram âm hoặc do ký sinh trùng loại đơn bào entamoeba histolytica gây ra, có thể ảnh hưởng đến cả ruột non và đại tràng.
3. Về biến chứng
Trẻ bị tiêu chảy ít gặp biến chứng hơn so với kiết lỵ. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ bị tiêu chảy có thể bị mất nước trầm trọng, dẫn đến tử vong. Những trẻ bị tiêu chảy kéo dài còn có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu bị tiêu chảy do vi trùng, trẻ có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng huyết rất khó điều trị.
Còn với kiết lỵ, việc rặn nhiều có thể dẫn đến sa hậu môn, viêm đa dây thần kinh do mất nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài ra, trẻ còn có thể mắc phải hội chứng viêm kết niệu đạo, rối loạn chức năng vận động của ruột, nặng hơn có thể bị thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa.
4. Chăm sóc, điều trị kiết lỵ và tiêu chảy
Dù kiết lỵ và tiêu chảy đều là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nhưng cách điều trị 2 bệnh này sẽ có một chút khác biệt:
- Trẻ bị tiêu chảy thường sẽ tự khỏi sau vài ngày, trong thời gian bị bệnh, bạn chỉ cần chú ý bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ để tránh bị mất nước nghiêm trọng. Với những trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, bác sĩ có thể cho dùng kháng sinh để điều trị.
- Còn với kiết lỵ, ngay khi bạn thấy trẻ có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh, hãy đưa đến bệnh viện để theo dõi và điều trị, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng và trở thành bệnh dịch lây lan cho cộng đồng.
Trẻ bị kiết lỵ và tiêu chảy sẽ đi ngoài nhiều, do đó, khi chăm sóc bạn nên chọn những món ăn nhạt, loãng, ít đạm và dầu mỡ để dễ tiêu hóa. Bạn nên:
- Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no vào một bữa.
- Cho trẻ ăn các thực phẩm như gạo nếp, gạo tẻ, mì, đậu hũ non, đậu xanh… vừa dễ tiêu vừa giúp hạn chế đi ngoài phân lỏng.
- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bổ sung Oresol để tránh mất nước, kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi kiết lỵ và tiêu chảy?
