backup og meta

Phân có máu

Phân có máu

Tìm hiểu về tình trạng phân có máu

Phân có máu là tình trạng gì?

Bạn thường phát hiện tình trạng phân có máu sau khi đi tiêu hoặc khi bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm phân. Máu trong phân có thể chỉ ra một số nơi trong đường tiêu hóa đang chảy máu. Đôi khi, lượng máu nhỏ đến mức chỉ có xét nghiệm máu ẩn trong phân mới phát hiện ra. Chảy máu nhiều trong đường tiêu hóa có thể khiến phân có màu đen và hắc ín.

Những ai có thể mắc tình trạng phân có máu?

Phân có máu là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kì ai với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Dấu hiệu phân có máu

Những triệu chứng và dấu hiệu phân có máu là gì?

Các dấu hiệu phân có máu gồm:

  • Phân có màu đen hoặc hắc ín
  • Nôn kèm theo máu đỏ tươi
  • Nôn có màu bã cà phê

Một số người có thể không có các triệu chứng liên quan đến phân có máu. Tuy nhiên, một số người có thể bị đau bụng, nôn, yếu, khó thở, tiêu chảy, đánh trống ngực, ngất xỉu và giảm cân. Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ nghiêm trọng của chảy máu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng phân có máu

Vì sao bạn có máu trong phân?

Nguyên nhân gây ra máu trong phân có thể bao gồm:

  • Bệnh viêm túi thừa. Túi thừa là những túi nhỏ dư ra từ thành đại tràng. Thông thường, túi thừa không gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng đôi khi chúng có thể chảy máu hoặc bị nhiễm trùng.
  • Nứt hậu môn . Một vết cắt nhỏ hoặc vết rách ở mô lót hậu môn tương tự như vết nứt xảy ra ở môi hoặc vết cắt giấy. Vết nứt thường do phân cứng và lớn đi qua hậu môn, gây đau và nứt.
  • Viêm đại tràng. Các nguyên nhân phổ biến gây viêm đại tràng là nhiễm trùng hoặc bệnh viêm ruột.
  • Mạch máu bất thường. Một tình trạng trong đó các mạch máu mỏng, bất thường gây chảy máu.
  • Loét dạ dày . Một vết loét mở trong niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, phần đầu của ruột non. Nhiều vết loét dạ dày là do nhiễm loại vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Sử dụng lâu dài hoặc liều cao các thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen và naproxen cũng có thể gây loét dạ dày.
  • Polyp hoặc ung thư. Polyp là quá trình tăng trưởng lành tính có thể phát triển, chảy máu và trở thành ung thư. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến, thường gây chảy máu mà không thể nhận thấy bằng mắt thường.
  • Các vấn đề thực quản. Giãn tĩnh mạch thực quản hoặc rách thực quản có thể dẫn đến mất máu nghiêm trọng.
  • Bệnh trĩ. Bệnh trĩ là tình trạng các mạch máu bị sưng có thể kéo dài từ hậu môn. Khi bị trĩ, bạn sẽ khó chịu vì ngứa, đau và chảy máu từ những mạch máu lớn nuôi dưỡng hậu môn và trực tràng. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh rất đa dạng, bao gồm tiêu chảy, táo bón, nâng vật nặng, ngồi lâu và mang thai. Đối với hầu hết những người mắc bệnh trĩ, bạn không cần phẫu thuật, chỉ cần ăn nhiều chất xơ và sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào vị trí (bên trong và bên ngoài), mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng…, bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp cho bạn.
  • Bệnh viêm ruột (IBD). Bệnh viêm ruột (IBD) là một thuật ngữ chung cho bệnh tự miễn gây viêm ruột. Hai loại viêm ruột phổ biến nhất là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Điều trị ban đầu cho viêm ruột là thuốc bao gồm steroid và các chất thay đổi miễn dịch. Tuy nhiên, đa số những người bị viêm ruột sẽ cần phẫu thuật để điều trị bệnh.
  • Thực phẩm. Đôi khi, các sắc tố và màu từ thực phẩm chúng ta ăn có thể làm cho phân của bạn có màu đỏ.

Các điều kiện được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến gây ra máu trong phân. Bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân  có bất kỳ dấu hiệu sau đây:

Hầu hết những người bị chảy máu trực tràng nhỏ không bị ung thư ruột kết hoặc một tình trạng nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ xác định nguyên nhân gây chảy máu.

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Làm thế nào để bạn kiểm soát tình trạng phân có máu tại nhà?

Một số biện pháp tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng máu trong phân như:

  • Ăn nhiều rau củ để bổ sung chất xơ, phòng ngừa táo bón – nguyên nhân gây ra và làm bệnh trĩ, nứt hậu môn nghiêm trọng hơn.
  • Ngồi trong bồn tắm nước ấm để làm dịu các vết nứt.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Advice About Bright Red Blood in Stool. https://www.verywellhealth.com/advice-about-bright-red-blood-in-stool-796937. Ngày truy cập 12/12/2018

Blood in Stool. https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-stool. Ngày truy cập 12/12/2018

Patient education: Blood in the stool (rectal bleeding) in adults (Beyond the Basics). https://www.uptodate.com/contents/blood-in-the-stool-rectal-bleeding-in-adults-beyond-the-basics. Ngày truy cập 12/12/2018

Gastrointestinal Bleeding or Blood in the Stool. https://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/pediatrics/gastrointestinal_bleeding_22,GastrointestinalBleeding. Ngày truy cập 12/12/2018

10 Possible Causes of Bloody Stool. https://www.verywellhealth.com/causes-of-bloody-stool-1124078. Ngày truy cập 12/12/2018

Phiên bản hiện tại

29/03/2019

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

7 thực phẩm nhuận tràng giúp bạn ngăn ngừa táo bón dễ dàng

Cách phân loại thuốc trị táo bón và thông tin chi tiết từng loại


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 29/03/2019

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo