backup og meta

Mẹ không đủ sữa: Con có bị thiếu hụt kháng thể quan trọng?

Mẹ không đủ sữa: Con có bị thiếu hụt kháng thể quan trọng?

Mẹ có biết trong giai đoạn đầu đời, sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng giúp con tăng trưởng, phát triển mà đây còn là nguồn cung cấp kháng thể quan trọng giúp bảo vệ con yêu “chống chọi” bệnh tật từ môi trường. Thế nhưng, phải làm sao nếu mẹ không đủ sữa cho con? Liệu bé yêu có thiếu hụt kháng thể và có cách nào để bổ sung kháng thể cho bé khi mẹ không đủ sữa? Xem ngay bài viết bên dưới để có lời giải đáp mẹ nhé! 

Mẹ không đủ sữa: Bé có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe

Khi con bú đủ sữa, mẹ sẽ dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện như bé tươi tỉnh, vui vẻ, tăng cân đều, đi ngoài tốt, nhiều tã ướt… [1]. Ngược lại, nếu mẹ không đủ sữa khiến con yêu bú không đủ no, bé thường có biểu hiện hoặc gặp phải những “rắc rối” như:

Thiếu hụt kháng thể gây miễn dịch kém

Sữa mẹ chứa rất nhiều yếu tố giúp hỗ trợ sức đề kháng của trẻ sơ sinh bao gồm protein, chất béo, đường và các tế bào chống lại nhiễm trùng như kháng thể, tế bào bạch cầu, lactoferrin, lysozyme, oligosaccharides… [2]. Về kháng thể, mẹ có thể hiểu đây là những protein có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus mầm bệnh và tạo nền tảng đề kháng vững chắc cho bé. [4], [5], [6]

Trong đó, kháng thể chính trong sữa mẹ là IgA, có vai trò bảo vệ các bề mặt trong cơ thể như niêm mạc miệng, dạ dày, ruột và phổi. Đặc biệt, kháng thể IgA giúp bao phủ niêm mạc ruột để ngăn chặn sự lây nhiễm gây ra bệnh tật [2].

Trong trường hợp bé bú không đủ sữa mẹ thì khả năng con không nhận đủ kháng thể cần thiết có thể xảy ra. Đối với trẻ sơ sinh, việc thiếu hụt kháng thể sẽ làm tăng nguy cơ bé mắc các bệnh truyền nhiễm phổ biến như viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột và viêm phổi [4]. Qua đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

Dễ gặp các vấn đề tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ thường cần rất nhiều lợi khuẩn từ sữa mẹ như Staphylococci, Streptococci, Corynebacteria, vi khuẩn axit lactic, Propionibacteria và Bifidobacteria. Trong đó, sự có mặt của lợi khuẩn chiếm một lượng khoảng 101–107 đơn vị hình thành khuẩn lạc trên một mL sữa mẹ [7]. 

Sau khi sinh, sữa mẹ là một trong những nguồn thức ăn giúp định hình và cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột của trẻ. Việc bổ sung đủ lợi khuẩn qua sữa mẹ cũng giúp tiêu hóa của trẻ cân bằng và có lợi cho sự phát triển, trưởng thành của hệ miễn dịch [7].

Ngược lại, việc bé bú không đủ sữa mẹ cũng phần nào gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho thấy khi thời gian trẻ bú mẹ ngắn hơn có liên quan đến các rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, trào ngược…[8]. Bên cạnh đó, nếu mẹ không đủ sữa chọn cách dặm thêm sữa ngoài nhưng lại chọn phải công thức sữa chứa đạm biến tính, kém chất lượng thì còn có thể làm bé khó tiêu, đau bụng, táo bón, hay quấy khóc… Vậy nên, việc lựa chọn nguồn dinh dưỡng đầu đời phù hợp với khả năng tiêu hóa, hấp thu của con là rất quan trọng.

Ảnh hưởng đến năng lượng của bé

Mẹ không đủ sữa còn có thể khiến bé bú không đủ no, hay đói bụng. Mẹ có thể nhận thấy trẻ không có nhiều năng lượng qua các biểu hiện như hay buồn ngủ, lờ đờ, khó đánh thức bé dậy bú, bé phản ứng chậm và ít chú ý đến các kích thích bên ngoài như âm thanh hoặc thị giác. Sự lờ đờ còn có thể là biểu hiện của nhiễm trùng hoặc lượng đường trong máu thấp [1], [9]. Ngoài ra, bé bú không thường xuyên cũng có thể dẫn đến chậm tăng cân và dễ gây ra hệ quả là con kém tăng trưởng [10].

Lợi ích sữa mẹ đối với sức đề kháng của con trong giai đoạn đầu đời

kháng thể

Với trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tiêu chuẩn vàng vì chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển, cũng như giúp con xây dựng nền tảng đề kháng từ những năm tháng đầu đời [11]. Trong đó, sữa mẹ mang đến nhiều lợi ích quan trọng như:

  • Tăng cường miễn dịch: Sữa mẹ cung cấp các kháng thể quan trọng giúp bảo vệ con khỏi nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiêu hóa [11]. Bên cạnh đó, đường ruột có hơn 70 – 80% cơ quan miễn dịch nên một đường ruột khỏe là tiền đề cho một nền tảng đề kháng vững vàng. Đáp ứng nhu cầu này của con, sữa mẹ có chứa nhiều prebiotic – một loại chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn “thân thiện” tại đường ruột. Do đó, các lợi khuẩn sẽ được nuôi dưỡng và tăng lên để nâng cao sức khỏe đường ruột của bé, nhờ đó mà sức đề kháng tự nhiên của con cũng được tăng cường [14], [15].
  • Tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh: Sữa mẹ có đạm mềm, nhỏ nên sẽ giúp con dễ tiêu hơn so với bất kỳ nguồn sữa nào khác [12]. Vì vậy, trẻ bú sữa mẹ có xu hướng ít gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy hơn so với trẻ bú sữa ngoài [13]. 
  • Cung cấp năng lượng cho trẻ: Trẻ bú mẹ tốt sẽ luôn có đủ năng lượng cần thiết để tăng cân và phát triển toàn diện. Mẹ có đủ sữa cho bé bú sẽ thấy con tỉnh táo, năng động hơn và dễ dàng đạt được các cột mốc phát triển [1].

Do đó, trong giai đoạn đầu đời, để giúp con có nền tảng đề kháng vững vàng, mẹ cần cho bé bú hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời hoặc đến khi trẻ 2 tuổi [16].Thế nhưng, thực tế, việc nuôi con bằng sữa mẹ đôi lúc không hề đơn giản khi mà có “hàng tá” các vấn đề mẹ phải đối mặt như không đủ sữa, sữa không về kịp, tắc tia sữa…. Những lúc này, chắc chắn băn khoăn hàng đầu mẹ gặp phải là làm sao để bé yêu bú đủ, tiêu hóa tốt và nhận đủ kháng thể.

Phải làm sao để con nhận đủ kháng thể khi không đủ sữa mẹ cho bé bú?

Lựa chọn giải pháp dinh dưỡng thay thế

Việc cho con bú sữa mẹ sớm hoặc bú mẹ đúng lúc là điều được khuyến khích thực hiện [17]. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng đủ sữa cho bé bú trong những trường hợp như sữa về chậm do sinh mổ, căng thẳng… [18] hoặc mẹ bị tắc tia sữa trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ do bé bú sai khớp ngậm, không hút sữa đều đặn… [19]. 

Đối với những trường hợp này, mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia hoặc chủ động tìm hiểu thêm về giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp với tiêu hóa của con cũng như nâng cao đề kháng hiệu quả. Trong đó, công thức sữa mẹ chọn cần đáp ứng các tiêu chí như:

  • Đạm sữa mềm giúp con dễ tiêu hóa, hấp thu: Mẹ cần ưu tiên nguồn sữa mát dễ tiêu với đạm mềm nhỏ, tự nhiên giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh. 
  • Tăng lợi khuẩn đường ruột, nâng cao đề kháng cho bé: Công thức sữa mẹ chọn nên được bổ sung thêm prebiotic để nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, điển hình là chất xơ GOS để tăng cường lợi khuẩn đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Qua đó, nâng cao đề kháng đường ruột và khả năng chống chọi với mầm bệnh.
  • Hương vị sữa thanh nhạt, giúp con dễ bú: Mẹ cũng cần ưu tiên công thức sữa không chứa đường sucrose để đảm bảo vị sữa thanh nhạt, giúp bé bú khỏe để nhận đủ dưỡng chất và không từ chối sữa mẹ khi mẹ có đủ điều kiện cho bé bú.

Ngoài ra, mẹ nào có nhu cầu dặm thêm sữa công thức cho con nhưng lo lắng bé không hạp sữa thì sản phẩm dạng gói nhỏ là giải pháp tối ưu cho mẹ. Bên cạnh đó, việc mang theo khi đi sinh, đi ra ngoài… cũng tiện hơn vì không chiếm “diện tích” trong giỏ đồ và dễ sử dụng ở mọi nơi. Sữa gói lẻ tiện dụng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và hương vị thanh nhạt cho bé nên mẹ có thể cân nhắc cho con dùng thử nhé! 

Đảm bảo lịch tiêm vaccine cho bé đầy đủ

Tiêm vaccine là cách giúp cơ thể “học” cách chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Đối với trẻ nhỏ, các bé chưa có sức đề kháng mạnh mẽ như người lớn thì việc cho bé bú và chủ động tiêm phòng theo lịch khuyến cáo là rất quan trọng [6]. 

Nhìn chung, việc cho bé bú mẹ sẽ cung cấp kháng thể bảo vệ trẻ trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, trường hợp không đủ sữa cho bé bú, mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy tìm kiếm các giải pháp dinh dưỡng thay thế với đạm mềm dễ tiêu, cùng chất xơ GOS để giúp con tiêu hóa tốt, dễ hấp thu và hỗ trợ củng cố nền tảng đề kháng trong khi chờ sữa mẹ nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Is my baby getting enough milk?

https://llli.org/breastfeeding-info/is-baby-getting-enough/#:~:text=Babies%20who%20aren%27t%20getting,30%2D40%20minutes%20per%20feed Truy cập ngày 02/07/2024

2. Breastfeeding and immunity

https://www.breastfeeding.asn.au/resources/breastfeeding-and-immunity Truy cập  ngày 02/07/2024

3. The Risks of Not Breastfeeding for Mothers and Infants

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2812877/ Truy cập ngày 02/07/2024

4. Physiology, Antibody

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK546670/ Truy cập ngày 02/07/2024

5. Antibodies

https://my.clevelandclinic.org/health/body/22971-antibodies Truy cập ngày 02/07/2024

6. How your baby’s immune system develops

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/how-your-babys-immune-system-develops Truy cập ngày 02/07/2024

7. Lactobacillus Bacteria in Breast Milk

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7764098/ Truy cập  ngày 02/07/2024

8. Multiple functional gastrointestinal disorders are frequent in formula‐fed infants and decrease their quality of life

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6055647/ Truy cập ngày 02/07/2024

9. Babies’ Warning Signs

https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/family-resources-library/babies-warning-signs Truy cập ngày 02/07/2024

10. Growth of a Breastfed Baby

https://www.lllc.ca/growth-breastfed-baby#:~:text=Not%20feeding%20your%20baby%20often,the%20early%20days%20and%20weeks. Truy cập  ngày 02/07/2024

11. Immunoglobulins Content in Colostrum, Transitional and Mature Milk of Bangladeshi Mothers: Influence of Parity and Sociodemographic Characteristics

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8258836/ Truy cập ngày 02/07/2024

12. The physiological basis of breastfeeding

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK148970/ Truy cập ngày 02/07/2024

13. Breastfeeding vs. Formula Feeding

https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Truy cập ngày 02/07/2024

14. The Prebiotic and Probiotic Properties of Human Milk: Implications for Infant Immune Development and Pediatric Asthma

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6095009/#:~:text=Breastmilk%20not%20only%20provides%20nutrients,beginning%20at%20birth%20(53). Truy cập ngày 02/07/2024

15. The Interplay between the Gut Microbiome and the Immune System in the Context of Infectious Diseases throughout Life and the Role of Nutrition in Optimizing Treatment Strategies

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8001875/ Truy cập ngày 02/07/2024

16. Breastfeeding – deciding when to stop

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-deciding-when-to-stop Truy cập ngày 02/07/2024

17. Reasons for Delayed Breastfeeding Initiation among Newly Delivered Women in Two First-Category Hospitals in Yaoundé, Cameroon

https://www.scirp.org/journal/paperinformation?paperid=102731 Truy cập ngày 02/07/2024

18. Breastfeeding and Delayed Milk Production

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/breastfeeding-and-delayed-milk-production Truy cập ngày 02/07/2024

19. Clogged Milk Duct

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24239-clogged-milk-duct Truy cập ngày 02/07/2024

Phiên bản hiện tại

06/09/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Đề kháng kém ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách tăng đề kháng cho con

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 06/09/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo