Khi mang thai, phụ nữ được khuyên rằng nên hạn chế ăn sushi để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và bé yêu trong bụng. Vậy, khi đã sinh con và đang cho con bú, mẹ có thể ăn sushi được không?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
Khi mang thai, phụ nữ được khuyên rằng nên hạn chế ăn sushi để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và bé yêu trong bụng. Vậy, khi đã sinh con và đang cho con bú, mẹ có thể ăn sushi được không?
Hương thơm của cơm nắm, mùi vị kích thích của các loại nước sốt và sự tươi ngon của các loại hải sản… chính là những điều làm nên sự lôi cuốn của sushi. Điều này khiến các bà mẹ sau sinh khó cưỡng lại trước món ăn hấp dẫn này. Nhưng liệu mẹ cho con bú ăn sushi được không? Mời bạn tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để có được câu trả lời.
Mẹ ăn sushi khi đang con con bú có thể vẫn an toàn cho cả mẹ và bé, miễn là các chị em ăn ở nhà hàng uy tín, đảm bảo sử dụng nguyên liệu chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực tế, câu hỏi cho con bú ăn sushi được không còn xuất phát từ nỗi lo rằng việc ăn hải sản sống có thể gây hại cho sức khỏe của bé bú mẹ. Để giải đáp, ta cần hiểu rõ rằng, khi mang thai phụ nữ cần tránh ăn cá sống vì vi khuẩn và ký sinh trùng có thể qua được nhau thai và gây nguy hiểm cho thai nhi. Còn khi mẹ cho con bú ăn thực phẩm tươi sống thì những tác nhân này không truyền qua sữa mẹ.
Tuy nhiên, nếu hải sản không tươi, việc chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ.
Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú nên tránh ăn bất kỳ loại cá nào chứa hàm lượng thủy ngân cao, bất kể đó là cá sống hay cá đã được nấu chín. Nguyên nhân là vì thủy ngân có thể truyền từ mẹ sang bé qua sữa mẹ và nếu với lượng lớn có thể gây ngộ độc thủy ngân cho trẻ nhỏ.
Như vậy là bạn đã biết được mẹ cho con bú ăn sushi được không. Việc ăn sushi có thể có lợi cho những phụ nữ đang cho con bú, vì cá và hải sản nói chung là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Dưới đây là những lợi ích khi mẹ ăn sushi trong giai đoạn cho con bú:
Để hiểu rõ vì sao câu trả lời của vấn đề “Mẹ cho con bú ăn sushi được không?” còn cần kèm theo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc nguyên liệu. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những rủi ro mà việc ăn sushi có thể gây ra cho phụ nữ trong giai đoạn cho con bú:
Nếu các nguyên liệu làm nên sushi không được tươi ngon, mà còn bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc chất độc, thì các chị em ăn phải có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Mặc dù các vi trùng này không thể truyền cho bé bú mẹ thông qua sữa mẹ, nhưng ngộ độc thực phẩm có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, khiến mẹ cho con bú cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe tổng thể bị sa sút.
Không những thế, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm còn có thể dẫn đến mất nước, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sản xuất sữa mẹ, làm giảm lượng sữa mẹ hay thậm chí gây mất sữa.
Phụ nữ cho con bú ăn sushi được không nếu sushi có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh toxoplasmosis? Toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi ký sinh trùng thường được tìm thấy trong thịt cá sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Phụ nữ mang thai bị bệnh toxoplasmosis có thể gặp phải các biến chứng thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc các vấn đề sức khỏe cho em bé, bao gồm mù lòa hoặc các vấn đề về nhận thức…
Hiện nay, chưa có bằng chứng cho thấy bệnh có thể lây truyền qua sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu người mẹ bị bệnh toxoplasmosis, sức khỏe tổng thể sẽ bị ảnh hưởng, thường bị sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ, đau bụng… Không những thế, ở những phụ nữ bị suy yếu miễn dịch, bệnh toxoplasmosis có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây liệt nhẹ, thay đổi tâm thần… Tất cả những điều này có thể tác động tiêu cực gián tiếp đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Một trong những rủi ro chính của việc ăn sushi sống là nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm như bệnh listeriosis do vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra.
Mặc dù Listeria không thể truyền qua sữa mẹ, nhưng có thể khiến các mẹ bỉm bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa. Điều này có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng sữa mẹ.
Một nguy cơ khác liên quan đến việc ăn sushi là bị lây nhiễm chéo. Lây nhiễm chéo xảy ra khi đầu bếp dùng chung dụng cụ để chế biến thực phẩm chín và thực phẩm sống.
Tình trạng này khiến cho các mẹ dù đã gọi sushi cá chín vẫn có nguy cơ bị bệnh do vi khuẩn và mầm bệnh từ cá sống không đảm bảo chất lượng lây nhiễm qua.
Mặc dù cá vẫn là một nguồn cung cấp protein và omega-3 tuyệt vời, nhưng phụ nữ cho con bú cần phải cẩn trọng với nguy cơ ngộ độc thủy ngân cho trẻ nhỏ. Hầu hết các loại cá đều chứa một lượng thủy ngân nhất định.
Khi người mẹ ăn cá, thủy ngân trong cá có thể thông qua sữa mẹ và truyền cho bé với một lượng nhỏ hơn. Mặc dù chỉ với một liều lượng nhỏ, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm với thủy ngân. Thủy ngân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh khi mẹ bị ngộ độc trong lúc mang thai… Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ cho con bú nên giảm tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều thủy ngân.
Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc mẹ cho con bú ăn sushi được không. Có thể thấy, việc ăn sushi trong giai đoạn cho con bú vừa mang lại nhiều lợi ích, vừa đối mặt với những nguy cơ nhất định.
Vì vậy, để bảo đảm an toàn khi ăn sushi trong giai đoạn cho con bú, các chị em nên tuân thủ những điều sau:
Sau khi giải đáp thắc mắc mẹ cho con bú ăn sushi được không, Hello Bacsi muốn giới thiệu cho bạn 2 công thức chế biến sushi tại nhà, vừa ngon miệng đẹp mắt, vừa đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Thời gian chuẩn bị: 30 phút
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách làm:
Thời gian chuẩn bị: 40 phút
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách làm:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ mẹ cho con bú ăn sushi được không, từ đó có những quyết định về dinh dưỡng trong thời gian cho con bú hợp lý.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền
Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!