backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Làm gì khi bé không chịu bú mẹ? 9 tuyệt chiêu đơn giản khiến bé bú ngay

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 10/05/2023

    Làm gì khi bé không chịu bú mẹ? 9 tuyệt chiêu đơn giản khiến bé bú ngay

    Bé không chịu bú mẹ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con nếu tình trạng này không được cải thiện.

    Tình trạng bé không chịu bú mẹ chỉ bú bình hoặc trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ dễ làm cho người lớn lo lắng. Điều này khiến con không chịu bú mẹ gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vậy nguyên do đứng sau hành vi bất thường này của trẻ là gì? Bé sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm hiểu câu trả lời tại sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ và bé không chịu bú mẹ phải làm sao ngay trong bài viết sau.

    Nguyên nhân bé không chịu bú mẹ

    bé không chịu bú mẹ

    Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ? Một số giải thích cho việc bé không chịu bú mẹ gồm:

    1. Trẻ bị ốm hoặc có vấn đề về sức khỏe

    Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ? Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sốt, nhiễm trùng tai hoặc gặp một số vấn về hệ tiêu hóa như khó tiêu hoặc trào ngược dạ dày có thể khiến con cảm thấy khó chịu trong và sau khi bú. Điều này dẫn đến tình trạng bé không chịu bú mẹ.

    2. Bé đau hoặc khó chịu

    Cơn đau hoặc cảm giác khó chịu do mọc răng, tưa miệng hoặc mụn rộp có thể gây đau miệng khi bé bú, khiến trẻ không chịu bú mẹ.

    3. Mẹ có những bất thường về sức khỏe khiến bé không chịu bú mẹ

    Nếu mẹ gặp phải các vấn đề về núm vú như viêm vú, nhiễm trùng vú, mùi vị của vú có thể trở nên khác bình thường, khiến trẻ không chịu bú mẹ chỉ bú bình.

    4. Trẻ bị căng thẳng hoặc không tập trung

    Nếu bé bị kích thích quá mức, chẳng hạn như khi trẻ phải rời xa mẹ trong một khoảng thời gian hoặc trẻ khóc trong thời gian quá dài, trẻ có thể đột nhiên không chịu bú mẹ.

    Không những thế, nếu mẹ đột ngột phản ứng mạnh, lỡ nói to tiếng trong khi cho con bú, bé cũng có thể cảm thấy khó chịu hoặc căng thẳng, từ đó dẫn đến việc bé không muốn bú mẹ. Ngoài ra, nếu mẹ cho trẻ bú chậm, bé có thể bị mất tập trung, chán bú.

    5. Sữa mẹ có mùi vị khác thường khiến bé không chịu bú mẹ

    Trẻ bú sữa mẹ cũng có thể cảm nhận được mùi vị của thực phẩm mà mẹ hấp thu. Do đó, nếu mẹ ăn món ăn nào đó mà trẻ bị dị ứng hoặc nhạy cảm với nó, có thể trẻ không chịu bú mẹ chỉ bú bình.

    Bên cạnh đó, nếu cơ thể người mẹ thay đổi nội tiết tố sau sinh khiến mùi vị của sữa mẹ cũng theo đó mà khác trước, bé cũng có thể không chịu bú ti mẹ.

    6. Mẹ cho bé bú sai cách

    Nếu cách cho con bú sữa mẹ của bạn chưa đúng khiến em bé không cảm thấy thoải mái, bé có thể từ chối bú mẹ. Chẳng hạn như khi bạn cho trẻ bú nhưng tư thế cho con bú lại khiến bé bị vẹo cổ, trẻ có thể không còn hứng thú với việc bú mẹ.

    Trong một số trường hợp, người mẹ thiếu hứng thú trong việc cho con bú cũng ảnh hưởng đến vấn đề bé có đủ thời gian bú sữa mẹ.

    7. Nguồn sữa giảm khiến bé không chịu bú mẹ

    Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ? Chế độ ăn uống của người mẹ không đủ dinh dưỡng và khiến lượng sữa trở nên ít hơn có thể làm trẻ sơ sinh không thể bú mẹ.

    Nếu sữa không xuất hiện ở đầu núm vú dù con đã cố gắng bú, trẻ có thể từ chối bú trong những lần sau. Hiện tượng này cũng có thể gây ra tình trạng tụt núm vú.

    Ngoài ra, nếu bé không chịu bú mẹ sau 10 – 15 phút, đôi khi còn là cách con yêu ám chỉ việc mình đã no.

    Việc tìm hiểu nguyên nhân con không chịu ti mẹ hay trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ sẽ giúp cải thiện tình hình hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu nhiễm trùng tai là thủ phạm khiến bé không chịu bú mẹ thì các biện pháp điều trị y tế phù hợp và đúng lúc sẽ trở thành phương án tốt nhất cho vấn đề trẻ sơ sinh không chịu bú này.

    Cách khắc phục tình trạng bé không chịu bú mẹ

    cách giúp bé bú mẹ

    1. Vệ sinh sạch vùng ngực trước khi cho bé bú

    Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Người mẹ nên duy trì thói quen vệ sinh núm vú và bầu ngực bằng cách lau sơ ngực bằng khăn sạch, mềm nhúng nước ấm sẽ làm bé dễ chịu hơn khi bú.

    2. Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Tăng tiếp xúc da kề da

    Tiếp xúc da chạm da cũng sẽ nâng cao khả năng cho con bú mẹ thành công. Do đó, bạn hãy chọn những vị trí thích hợp, yên tĩnh và bắt đầu cho trẻ sơ sinh bú mẹ bằng ngực trần. Mặt khác, không nên gấp rút kết thúc cữ bú mà hãy để quá trình này hoàn thành khi nào bé muốn.

    3. Điều chỉnh thời gian cho con bú

    Con không chịu bú mẹ phải làm sao?Việc cho con bú sữa quá thường xuyên cũng có thể khiến trẻ sơ sinh không chịu bú nữa. Do đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không chịu bú sau đây:

    • Cố định thời gian cho bú
    • Chỉ cho trẻ bú sữa khi có nhu cầu
    • Cho bú khi bé buồn ngủ hoặc khi bé đang trong trạng thái nửa ngủ nửa thức

    4. Em bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao? Cho bé bú trong không gian yên tĩnh

    Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ là do bé bị phân tâm, bạn hãy thử cho bé bú trong không gian yên tĩnh, tránh bị xao nhãng. Nếu bé không chịu bú mẹ và cắn mẹ khi bú, bạn hãy nhanh chóng luồn ngón tay vào miệng bé để có thể phá vỡ lực hút.

    5. Điều chỉnh tư thế cho con bú

    Tư thế cho trẻ sơ sinh bú mẹ rất quan trọng. Khi bé cảm thấy thoải mái, hãy bế con đến gần phần quầng vú và đặt núm vú của bạn lên môi bé, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu ngậm vú mẹ sau đó. Hoặc bạn có thể hử cho bé bú trong lúc đi bộ, ngồi trên ghế lắc đung đưa nhẹ nhàng.

    6. Bé bú bình bỏ bú mẹ phải làm sao? Vắt sữa trước khi cho con bú

    Nếu bé không chịu bú mẹ do sữa xuống quá nhanh khiến trẻ không thích nghi kịp, bạn có thể vắt một ít sữa ra trước khi cho con bú. Điều này giúp hạn chế việc căng sữa, đồng thời cũng duy trì nguồn sữa mẹ. 

    7. Kiểm tra lại những thay đổi gần đây

    Bạn cần phải xác định gần đây bạn đã thực hiện những thay đổi gì trong việc cho bé bú. Bé có bú bình hay dùng núm vú giả quá thường xuyên? Việc bé không chịu bú mẹ có khi là dấu hiệu cho thấy bé đã quen với việc bú sữa từ bình. Do đó, bạn hãy thử cho bé bú trong vài ngày mà không cho ăn thêm để xác định nguyên nhân.

    8. Cho bé uống sữa mẹ bằng cốc

    Nếu mẹ gặp các vấn đề với núm vú khiến núm vú có vị khác thường, bạn nên vắt sữa ra và cho bé uống bằng cốc. Không nên cho bé bú bình để tránh việc trẻ quen với bú bình rồi bỏ bú mẹ.

    9. Điều trị các vấn đề sức khỏe cho bé

    Nếu bé bị nghẹt mũi, bạn có thể hút mũi cho trẻ trước khi bú. Nếu bé bị tưa lưỡi, bạn nên lau miệng cho trẻ bằng khăn xô mềm thấm nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày, hoặc đưa con đi khám bác sĩ để được điều trị dứt điểm.

    Nguy cơ khi bé không chịu bú mẹ

    Nếu bé không chịu bú mẹ, thì cả bạn lẫn thiên thần nhỏ sẽ gặp phải một số vấn đề như:

    • Tắc tia sữa
    • Giảm nguồn sữa mẹ
    • Bé không chịu bú sẽ khiến cân nặng em bé không đạt chuẩn
    • Cả mẹ lẫn con đều cảm thấy khó chịu
    • Giảm sự hứng thú của bé đối với sữa mẹ
    • Trẻ không chịu bú có thể khiến mẹ bị đau núm vú, ngực sưng và căng tức.

    Mẹ nên ăn gì để có nhiều sữa?

    Một số thực phẩm giúp tăng lượng sữa cho bà đẻ, qua đó khắc phục phần nào tình trạng bé không chịu bú mẹ gồm:

    • Cà rốt
    • Gừng
    • Cá hồi
    • Mè đen
    • Khoai lang
    • Đủ đủ xanh
    • Uống đủ nước
    • Cỏ cà ri Fenugreek
    • Trà thì là hoặc sữa từ hạt thì là.

    Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tự nhiên của cơ thể. Do vậy, vấn đề bé không chịu bú mẹ sẽ nhanh chóng được giải quyết nếu bạn tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Ngay cả khi việc này có thể gặp khó khăn nhưng với thời gian, sự kiên nhẫn cùng tình mẫu tử đều giúp cho quá trình trẻ sơ sinh bú mẹ quay trở lại bình thường.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 10/05/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo