backup og meta

Khi nào con yêu có thể ăn quả mọng (berry)?

Khi nào con yêu có thể ăn quả mọng (berry)?

Quả mọng là một dòng trái cây rất tốt cho sức khỏe. Chúng cung cấp dồi dào các chất và vitamin cần thiết như chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C.

Không chỉ có người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất thích ăn các loại trái cây này vì chúng có màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu khi nào các con có thể ăn quả mọng bố mẹ nhé.

Khi nào bé có thể ăn quả mọng?

Quả mọng là một thuật ngữ dùng để chỉ những loại trái cây hay hoa quả loại nhỏ, trong thành phần thịt của quả có chứa nhiều nước, có kích thước nhỏ, da thường bóng và căng tròn. Một số quả có thể có hạt hoặc không có hạt.

Quả mọng sẽ là nguồn dinh dưỡng lành mạnh trong chế độ ăn uống của các con ngay sau khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, thường là khi được khoảng 4–6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu con bị bệnh eczema hoặc dị ứng, bạn hãy tham vấn bác sĩ trước khi cho bé ăn loại thực phẩm này.

Những điều cần quan tâm khi cho con ăn quả mọng

Quả mọng không phải là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng nhưng chúng không hoàn toàn vô hại. Hầu hết trẻ sơ sinh có thể bắt đầu ăn các thực phẩm như dâu tây và quả mâm xôi sau khi ăn các loại thức ăn dạng đặc (như ngũ cốc em bé, thịt, rau và trái cây khác) mà không gây ra dị ứng.

Ngay cả trẻ em bị bệnh chàm nhẹ hoặc tiền sử gia đình bị dị ứng thức ăn hoặc hen cũng có thể ăn quả mọng, trừ phi chúng gặp các trường hợp dị ứng. Khi rơi vào một trong số các trường hợp sau, tốt nhất bạn không nên cho con ăn cho đến khi bác sĩ cho phép:

  • Các bé đang trong quá trình điều trị bệnh chàm;
  • Đã từng có phản ứng dị ứng với thực phẩm này trong quá khứ.

Để kiểm tra vấn đề dị ứng thực phẩm, các chuyên gia khuyên bạn nên cho con ăn quả mọng từ 3–5 ngày trước khi thử sang món khác. Bằng cách này, bố mẹ có thể theo dõi những phản ứng và biết nguyên nhân gây ra dị ứng cho bé.

Dấu hiệu dị ứng thực phẩm thường gặp nhất là sưng mặt (bao gồm lưỡi và môi), da nổi mẩn, thở khò khè, chuột rút bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, dù nhẹ hoặc nghiêm trọng thì bố mẹ cũng nên đưa bé đến các trung tâm y tế gần nhất để được điều trị hoặc nhận tư vấn từ những bác sĩ chuyên khoa.

Một số trường hợp đáng lưu ý khác

Nghẹt thở

Để ngăn ngừa bé nghẹt thở khi ăn trái cây, bạn hãy cắt chúng ra thành từng miếng nhỏ, quan sát cẩn thận khi con ăn.

Ngộ độc thuốc trừ sâu

Các quả dâu tây thường có mức dư lượng thuốc trừ sâu tương đối cao. Do đó bố mẹ hãy cân nhắc mua các loại quả hữu cơ (organic) hoặc rửa kỹ với nước trước khi cho con ăn.

Bổ sung dưỡng chất từ các loại trái cây, đặc biệt là quả mọng, sẽ giúp cung cấp dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, vì cơ địa của mỗi bé rất khác nhau nên việc quan sát xem các con có dị ứng hay bất cứ phản ứng nào bài trừ loại thực phẩm này là điều cần phải lưu tâm.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ có được những thông tin hữu ích khi con ăn loại trái cây này.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

When can my baby eat berries? https://www.babycenter.com/404_when-can-my-baby-eat-berries_1368508.bc Ngày truy cập 12/08/2017

When can my baby eat berries? http://www.parents.com/advice/babies/feeding/when-can-my-baby-eat-berries/ Ngày truy cập 12/08/2017

Phiên bản hiện tại

21/08/2020

Tác giả: Mỹ Hằng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mỹ Hằng · Ngày cập nhật: 21/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo